【vua phá lưới ligue 1】Bàn giao, khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh

时间:2025-01-10 19:32:43 来源:88Point
Buổi họp báo do lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND Tp Hà Nội đồng chủ trì.

Đây là một trong những thông tin quan trọng được lãnh đạo Bộ GTVT công bố tại buổi họp báo cung cấp thông tin về kế hoạch bàn giao,àngiaokhaitháctuyếnđườngsắtđôthịCávua phá lưới ligue 1 khai thác vận hành Dự ánđường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vừa kết thúc cách đây ít phút.

Theo đó, ngay sau lễ bàn giao tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông giữa Bộ GTVT và UBND Tp Hà Nội vào lúc 7h sáng ngày 6/11, các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chính thức khai thác thương mại. 

Lễ khánh thành sẽ được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức trong một thời điểm thích hợp.

Trong những ngày đầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy 6 đoàn tàu với  giãn cách 10 phút/chuyến. Sau 6 tháng sau sẽ chạy 12 đoàn tàu với tần suất 6 phút/ chuyến, còn 1 đoàn tàu dự phòng.

“Chúng tôi đã quyết định miễn phí đi tàu 15 ngày đầu tiên để hành khách làm quen với tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam. Sau đó sẽ thu từ 8.000 đồng -15.000 đồng/chặng, giá mở cửa 7.000 đồng, mỗi km thêm 600 đồng. Bên cạnh đó có vé ngày, vé tháng với giá ưu đãi cho hành khách”, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội thông tin.

Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) – đơn vị khai thác công trình cho biết là dọc tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 55 tuyến xe buýt đã có phương án kết nối với đường sắt này từ năm 2020 và bố. Ga đầu Cát Linh và ga cuối Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt, ga ít nhất 7 tuyến. Trong tương lai sẽ có 59 tuyến xe buýt kết nối với đường sắt Cát Linh - Hà Đông. 

Hiện Metro Hà Nội chưa bố trí chỗ gửi xe ô tôcá nhân nhưng có 12 ga bố trí đều có chỗ gửi xe máy cho người dân đi tàu. Bên cạnh đó, toàn bộ hành khách đi tàu đều được bảo hiểm trong trường hợp có tai nạn như với xe buýt, tàu hỏa, máy bay.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008 (phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016), bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương – quận Hà Đông; mua sắm 13 đoàn tàu.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435 mm; tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác là 35km/h; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày.

Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Qua 2 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tưDự án là 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu, trong đó vốn vay của Trung Quốc là 13.867,1 tỷ đồng (tương đương 669,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 4.134,399 tỷ đồng (tương đương 198,42 triệu USD.

Từ tháng 10/2011 Dự án chính thức được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018.

Từ tháng 12/2018 Dự án thực hiện căn chỉnh đồng bộ, vận hành thử kỹ thuật và vận hành thử nghiệm. Do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đến cuối tháng 12/2020, dự án mới hoàn thành công tác chạy thử liên động toàn hệ thống.

Trong thời gian chạy thử 20 ngày Tổng thầu EPC đã thực hiện vận hành hơn 5.740 chuyến tàu chạy, với tổng số hơn 70.000km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi các đơn vị tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn, các cơ quan chức năng và Hội đồng kiểm tra Nhà nước.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, do đây là công trình trọng điểm với công nghệ mới áp dụng vào Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu triển khai Dự án đã được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước, Bộ GTVT, các Bộ ngành và các cơ quan liên quan của Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ đã kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sát sao.

Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng; và dự án đã được đơn vị đánh giá an toàn cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.

Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết là sau khi bàn giao cho đơn vị tiếp nhận, chủ đầu tư sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung còn tồn tại của dự án cũng như thực hiện công tác bảo hành công trình theo quy định Hợp đồng và phối hợp với đơn vị vận hành trong giai đoạn khai thác.

“Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND Tp Hà Nội để quá trình vận hành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô được suôn sẻ, an toàn và hiệu quả”, ông Đông khẳng định.

推荐内容