【soi kèo chelsea vs liverpool】Hoạt động vận động bầu cử là dịp để cử tri đánh giá thực chất năng lực của người ứng cử
Bầu cử QH và HĐND: Không tập trung cử tri quá đông cùng một thời điểm | |
Cử tri có trách nhiệm cao,ạtđộngvậnđộngbầucửlàdịpđểcửtriđánhgiáthựcchấtnănglựccủangườiứngcửsoi kèo chelsea vs liverpool chất lượng đại biểu Quốc hội sẽ được nâng lên | |
Bầu cử QH và HĐND: Đảm bảo số lượng, chất lượng nữ đại biểu dân cử |
TS. Nguyễn Văn Đáng |
Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất quy định vai trò và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội? Và khâu tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của các ứng viên có ảnh hưởng như thế nào đến lá phiếu của cử tri?
Lá phiếu của cử tri bảo đảm sự chính danh cho các đại biểu trong vai trò “đại diện chính trị”. Đây chính là yếu tố giúp các đại biểu có thể nêu quan điểm hoặc hành động trên tư cách thay mặt/đại diện cho một tập hợp người nào đó. Vì thế, trách nhiệm chính trị đặc biệt quan trọng của đại biểu Quốc hội là bảo đảm cầu nối giữa những lợi ích, quan điểm của nhân dân, và các hành động chính sách của chính quyền.
Do vậy, trước mỗi cuộc bầu cử, các ứng viên đều được tiếp xúc cử tri vận động bầu cử. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Như vậy, những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ có hơn 3 tuần vận động bầu cử. Điều này vừa đảm bảo quyền vận động bầu cử vừa là dịp để cử tri đánh giá thực chất năng lực, trình độ cũng như sự gắn kết với cử tri, nhân dân của mỗi ứng cử viên, từ đó quyết định lựa chọn, bỏ phiếu để ứng cử viên nào trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Quan sát một số cuộc tiếp xúc cử tri vừa qua tôi thấy các cuộc vận động bầu cử đã được tiến hành công khai, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó… Chính quyền các cấp bảo đảm người ứng cử được tiếp cận với cử tri và bảo đảm bình đẳng giữa những người ứng cử bằng các hình thức phù hợp, không trái với quy định của pháp luật, không vi phạm những điều cấm trong vận động bầu cử.
Bầu cử lần này có điểm mới là phải thực hiện song hành với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Để khắc phục những khó khăn do dịch bệnh gây ra, có thể có nhiều cách. Với những địa phương đang ở trạng thái bình thường thì có thể tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến. Việc mời và xác định số lượng, thành phần đại biểu tham dự có thể thực hiện qua hình thức điện thoại, email, tin nhắn hoặc sử dụng các ứng dụng như zalo, viber. Đối với những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hoặc áp dụng biện pháp phong tỏa thì có thể lựa chọn hình thức phù hợp, khuyến khích các hình thức vận động bầu cử thông qua hình thức các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức phụ trách bầu cử, niêm yết, in gửi, đăng tải về chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến địa bàn khu dân cư, hộ gia đình và cử tri.
Tất cả các hình thức này đều hướng tới mục tiêu tạo điều kiện để cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử để từ đó cân nhắc, lựa chọn bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nhiệm kỳ mới.
Dưới góc độ là nhà nghiên cứu, ngoài điểm mới trong công tác vận động bầu cử tiếp xúc cử tri nêu trên, ông có nhận thấy lần bầu cử này có những điểm khác biệt về cơ cấu ứng cử đại diện, khối các cơ quan và đoàn thể?
Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa – đó là nền dân chủ hướng đến bảo đảm quyền làm chủ cho mọi công dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, và nhóm xã hội. Theo đó, một nền dân chủ đích thực là nơi mà mọi cá nhân, không phân biệt vị thế xã hội, đều có thể thực thi quyền lực chính trị. Vì thế, cầm trên tay lá phiếu đi bầu cử tức là chúng ta đã thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, hay còn gọi là nền “dân chủ nhân dân”.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng nguyên tắc “đại diện theo cơ cấu” – đặc trưng then chốt của mô hình dân chủ nhân dân. Theo đó, một chính quyền đại diện phải là chính quyền bao gồm đại biểu của mọi giai cấp, tầng lớp, và nhóm xã hội. Nguyên tắc này bảo đảm quyền lực của nhà nước thuộc về số đông nhân dân lao động, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đại diện theo cơ cấu là nỗ lực tìm cách khớp nối được giữa hành động chính sách của chính quyền và nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của đại đa số người dân. Dựa trên nguyên tắc “đại diện theo cơ cấu”, đại biểu Quốc hội ở nước ta được phân bố để bảo đảm những đặc trưng của hệ thống chính trị (khối Đảng, Nhà nước, Đoàn thể); cấu trúc chính quyền (trung ương và địa phương); cũng như một số phân hệ cơ cấu xã hội chính yếu như: giới, dân tộc, độ tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp.
Hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất liên quan đến chức năng đại diện và chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam là: số đại biểu thuộc khối cơ quan hành pháp quá đông; và số đại biểu ngoài Đảng còn ít. Nhận thức rõ hai vấn đề này, mới đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV đã dự kiến sẽ giảm số đại biểu từ khối Hành pháp và gia tăng số đại biểu ngoài Đảng (khoảng 25 đến 50 người) cho Quốc hội khóa XV.
Xét tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong cơ cấu các lực lượng xã hội hiện nay, cá nhân tôi cho rằng trước mắt nên ưu tiên gia tăng số đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng và đang hoạt động trong khối doanh nghiệp tư nhân. Sự hiện diện của các đại biểu thuộc lực lượng tư nhân chắc chắn sẽ hữu ích cho những thảo luận chính sách cũng như quá trình đổi mới nói chung.
Là cử tri, ông có kỳ vọng gì về Quốc hội khóa XV?
Tôi cho rằng đại biểu Quốc hội khóa XV đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử - ấy là góp phần đặc biệt quan trọng vào việc kiến tạo sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, và Nhân dân để cùng chung tay trong một nỗ lực tập thể nhằm hiện thực hóa tầm nhìn lãnh đạo đã được đề ra tại đại hội Đảng lần thứ XIII mới đây: đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.
Chúng ta sẽ có 05 nhiệm kỳ Quốc Hội để biến khát vọng 2045 trở thành hiện thực. Bới thế, sau 25 năm nữa, mục tiêu quốc gia phát triển sẽ là thực tế hay chỉ dừng ở khát vọng phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận và nỗ lực tập thể có được khởi tạo và nuôi dưỡng thành công từ Quốc hội khóa XV hay không.
Xin cảm ơn ông!