【ket qua u19 phap】Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững

时间:2025-01-25 15:14:31来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững
Ông Nguyễn Văn Bình chủ trì diễn đàn

Tại đây,ìmgiảiphápchotăngtrưởngcaovàbềnvữket qua u19 phap các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những đánh giá về tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm, dự báo tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2017, từ đó đưa ra những giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững.

Tăng trưởng chủ yếu dựa vào ngoại lực

Theo ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế từ sau đổi mới năm 1986. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2000 đến nay đạt trung bình khoảng 6,4%/năm, tỷ lệ đói nghèo từ 50% vào những năm 1990 đến nay xuống dưới 3%.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam là sự kiện thường niên, được tổ chức một năm 2 lần bởi Ban Kinh tế Trung ương. Diễn đàn thu hút sự tham gia của 400 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh hội thảo chính với chủ đề “Ổn định kinh tế vĩ mô- Động lực phát triển”, diễn đàn còn có thêm 2 hội thảo chuyên đề với chủ đề “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả” và “Phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn 2035”.

Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua mốc tăng trưởng GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ông Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng, cơ cấu kinh tế Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều so với cách đây 20 năm. Điều này thể hiện ở chỗ, Việt Nam xuất khẩu 65% là hàng chế tạo chế biến, nhưng phần nhiều là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi khu vực trong nước vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, da giày, nông sản với giá trị gia tăng không cao. Điều đó có nghĩa, một phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng của Việt Nam hiện nay là từ khu vực bên ngoài chứ chưa phải nội lực kinh tế của Việt Nam.

Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững
Toàn cảnh diễn đàn

Nội lực yếu, nên khi nền kinh tế thế giới có biến động, kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2016 đạt 5,1%, thấp hơn so với kỳ vọng và mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2016 là 5,5%. 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù Chính phủ đã đưa rất nhiều giải pháp kích thích tăng trưởng, tuy nhiên tăng trưởng GDP dự kiến cũng chỉ đạt 5,5-5,7%. Dự kiến tăng trưởng cả năm 2017 đạt khoảng 6,3- 6,5%, thấp hơn so với mục tiêu của Quốc hội là 6,7%.

Gian nan mục tiêu tăng trưởng 6,7%

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những nguyên nhân tăng trưởng thấp là do sự sụt giảm của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Bên cạnh đó, những lợi thế trước đây được đánh giá là ưu điểm nổi trội của Việt Nam, tạo “cú hích” cho tăng trưởng kinh tế như nhân công lao động dồi dào, giá rẻ trong bối cảnh giai đoạn đầu của dân số vàng và lợi thế trong khai thác tài nguyên thiên nhiên đã không còn phù hợp. Đầu tư công bị cắt giảm, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm và cả những tháng cuối năm.

Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại diễn đàn

Đánh giá về mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017, ông Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia kinh tế đến từ Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng: Với kết quả tăng trưởng quý I/2017 đạt 5,1% thì để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 các quý còn lại phải đạt mức tăng trưởng 7%.

Bên cạnh các ý kiến cho rằng, mục tiêu tăng trưởng trong năm 2017 đạt 6,7% là điều khó xảy ra, song bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được nếu như chúng ta có những giải pháp phù hợp, đồng bộ mà không cần phải khai thác thêm 1 triệu tấn dầu để đạt được mục tiêu tăng trưởng như đề xuất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra.

Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, để đạt được mục tiêu tăng trưởng Việt Nam nên tập trung vào 3 vấn đề, đó là kích thích tiêu dùng trong nước, phát triển dịch vụ và quyết liệt hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững
Đại diện nhiều tổ chức quốc tế tham dự diễn đàn

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đưa ra tại diễn đàn cũng đề xuất, Việt Nam cần tích cực hơn trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước. Làm tốt các vấn đề này sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững hơn trong tương lai. Điều này vô cùng có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn cho nhu cầu tăng trưởng.

TIN LIÊN QUAN
Nhận diện thách thức và điểm nghẽn trong tăng trưởng kinh tế
相关内容
推荐内容