【soi kèo inter hôm nay】Chứng chỉ hành nghề với nhà giáo là cần thiết
Chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Ảnh: TTXVN |
Được quy định trong luật
Một trong những quy định được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo là quy định Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.
Theo TS. Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của một số ngành/lĩnh vực, Ban soạn thảo đề xuất và dự kiến chứng chỉ hành nghề cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với nhà giáo và cơ sở giáo dục.
Cụ thể, chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự; giảm được thủ tục cho nhà giáo khi: thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.
Chứng chỉ hành nghề có giá trị đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục và và dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Chứng chỉ hành nghề bảo đảm nhiều yêu cầu của hội nhập quốc tế, giúp việc trao đổi nhà giáo giữa các nước được thuận tiện, nhất là việc kiểm soát chất lượng của những người nước ngoài vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
"Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo đã được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần đánh giá sát hạch. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp", TS. Vũ Minh Đức chia sẻ.
Đảm bảo chất lượng nghề nghiệp
Theo TS. Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các nghề nghiệp trên thế giới nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của ngành nghề đó, gắn liền với yêu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, ngành nghề đó đối với xã hội.
Ở nước ta, có nhiều ngành nghề khác cũng đã có chứng chỉ hành nghề như nghề luật sư, y tế…Do đó, đối với nghề giáo cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Chúng ta cần có một quy trình cụ thể để đánh giá sự phát triển của nhà giáo và cấp chứng chỉ hành nghề nếu nhà giáo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu. Luật Nhà giáo là quy định chung cho nhà giáo, nghề giáo nhưng đối với các bậc học cần có các quy định cụ thể khác. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cần phải do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.
Còn TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đặt vấn đề là "Chúng ta cần trả lời câu hỏi: Vì sao có chứng chỉ hành nghề?". Bởi có chứng chỉ hành nghề mới có một bước tiến quan trọng trong việc dạy học. Dạy học trước đây, vào những năm 60, được quan niệm là một hoạt động mà ai cũng có thể làm được, miễn là có trình độ văn hóa nhất định, mang nặng tính nghiệp dư. Chỉ đến năm 1966, sau khi UNESCO công bố khuyến nghị về nhà giáo, mới có một mệnh đề rất quan trọng là dạy học là một nghề.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến dẫn chứng, với thế giới, khái niệm một lĩnh vực nào đó là một nghề là bước chuyển rất quan trọng cho một khái niệm nào đó. Để một việc làm trở thành một nghề trên thế giới thì phải được đào tạo có trình độ đại học, phải có bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phải có chứng chỉ hành nghề và có tổ chức nghề nghiệp. Khi công bố dạy học là một nghề thì đương nhiên đẩy vị thế của việc dạy học lên và buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề. Điều này khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp.
Còn theo TS. Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, những nghề khi làm việc ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người đều cần có cấp phép hành nghề. Điển hình như ngành kiến trúc, ngành y tế, chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, đối với nghề giáo viên, là nghề có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người trong tương lai, rất cần phải cấp giấy phép. Thêm vào đó, đối tượng đầu vào của nghề giáo hiện nay cũng rất đa dạng và ngay cả trường sư phạm truyền thống cũng cần phải tìm hiểu thêm mô hình giáo dục. Do đó, việc cấp phép đảm bảo rằng những người đứng lớp đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về nghề giáo.
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, việc xây dựng luật được thực hiện gồm hai bước: Lập đề nghị xây dựng luật và soạn thảo luật.
Từ năm 2018 đến 2021, Bộ GD&ĐT đã tiến hành triển khai các nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, tổ chức các khảo sát trong nước và quốc tế, huy động đội ngũ chuyên gia trong và ngoài ngành phục vụ đề xuất xây dựng Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong năm 2022-2023, căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT đã triển khai quy trình lập đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo.
Tháng 7/2023, tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023 của Chính phủ, Chính phủ đã thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo với 5 chính sách, bao gồm: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Ngày 22/4/2024, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo số 3525/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024.
Trong năm 2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hơn 100 cuộc họp chuyên môn, hội thảo xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành với các quy mô khác nhau; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và giáo dục nghề nghiệp để phục vụ phân tích, đánh giá để phục vụ hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.
(责任编辑:Cúp C1)
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Rào cản trong chuyển đổi số của ngành y tế
- Cẩn trọng và đề phòng tổn thương do kiến ba khoang
- Truyền cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- 35 trạm y tế áp dụng mô hình bảng điểm chất lượng
- 50 giáo viên tham gia đào tạo kỹ năng giảng dạy trực tuyến
- Vị quê hương khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo
- Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Tiến sĩ Dẹn và những “chặng bơi vào biển tri thức”
- Mùa mưa, lo ngừa dịch bệnh
- HẬU GIANG “ĐI SAU” NHƯNG CÓ THỂ “VỀ TRƯỚC” NHỜ CHUYỂN ĐỔI SỐ
- Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2023
- Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- 10 trường tiểu học được chọn thí điểm thực hiện Chương trình Thư viện thân thiện
- Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm
- Đưa khoa học và công nghệ đến vùng đất khó
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- Phát hiện sớm bệnh lao trong cộng đồng