【arouca đấu với porto】Đổi thay vùng đồng bào dân tộc

作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:52:42 评论数:

Những năm gần đây,Đổithayvngđồngbodntộarouca đấu với porto đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Phụng Hiệp được nâng lên. Đây không chỉ là kết quả từ việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên dành cho đồng bào dân tộc, mà còn là sự phấn đấu của chính bản thân bà con.

Việc đi lại ở những khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phụng Hiệp trở nên thuận lợi hơn.

Huyện Phụng Hiệp có gần 4.600 người dân tộc thiểu số, chiếm 2,4% dân số toàn huyện. Trong đó, đông nhất là dân tộc Khmer với 813 hộ, hơn 3.400 khẩu. Theo thống kê, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện chiếm trên 46%. Các hộ dân tộc phần lớn thiếu đất sản xuất, ở các vùng nông thôn sâu, trình độ thấp... Sau khi chia tách huyện Phụng Hiệp để thành lập thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp (tháng 10-2010), Ban Dân tộc huyện Phụng Hiệp đã tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ đến với đồng bào, góp phần thay đổi nhiều nông thôn, cải thiện cuộc sống cho bà con.

Trước đây, gia đình ông Lý Thành Mông, ở ấp 6, xã Hòa Mỹ, là một trong những hộ đồng bào dân tộc thuộc diện khó khăn. Nhà ông có 6 nhân khẩu, nhưng chỉ có 5 công đất, làm lúa mỗi năm 2 vụ không hiệu quả nên luôn thiếu trước hụt sau. Năm 2015, được hỗ trợ hơn 6 triệu đồng từ Chương trình 135, tuy ít nhưng đã tạo cho ông niềm tin và nghị lực để phấn đấu. Từ số vốn hỗ trợ, ông Mông vay mượn thêm để mua cặp bò và nuôi heo. Nhờ chí thú làm ăn, đến nay, cuộc sống gia đình ông có phần ổn định. Ông Mông chia sẻ: “Khi được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, gia đình tôi có điều kiện hơn trong phát triển kinh tế, giờ thì cuộc sống đã ổn định, thoải mái hơn trước nhiều”.

Không chỉ hỗ trợ vốn sản xuất, cây con giống, mà những năm qua, đồng bào Khmer ở huyện Phụng Hiệp còn được hỗ trợ vốn cất nhà, mua đất theo Quyết định số 74 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2009 đến nay, huyện đã giải ngân cho 358 hộ vay vốn mua đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm với tổng số tiền trên 5 tỉ đồng. Chia sẻ với chúng tôi trong căn nhà rộng hơn 30m2 được hỗ trợ xây dựng vào năm 2012, bà Lý Thị Lý, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, cho biết: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, không có nơi ở ổn định. Nhờ Nhà nước quan tâm cất cho căn nhà nên giờ phấn khởi lắm. Căn nhà không chỉ là nơi để các thành viên trú mưa trú nắng, mà từ đây cũng yên tâm hơn trong lao động sản xuất”.

Trong 5 năm (từ năm 2010-2015), được sự hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh, huyện Phụng Hiệp đã giải ngân thông qua các chương trình, quyết định với tổng số tiền gần 22 tỉ đồng, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có vốn làm ăn, sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 100 hộ. 

Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, nói: Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện không nhiều như các địa phương khác trong tỉnh, nhưng không vì thế mà sự chăm lo bị lơ là hay xem nhẹ. Hàng năm, bên cạnh những chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào, địa phương còn tham mưu về trên đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: cầu, đường, trường, trạm, cấp nước,... giúp đồng bào có điều kiện phát triển hơn. Năm nay, tiếp tục nhận vốn từ Chương trình 135, huyện sẽ xây dựng khoảng 7km lộ giao thông nông thôn cho đồng bào Khmer ở 2 xã Tân Bình và Long Thạnh để bà con đi lại dễ dàng.

Theo ông Lê Văn Kha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, toàn tỉnh có 2 huyện với 4 xã thuộc diện khó khăn đó là Xà Phiên, Lương Nghĩa của huyện Long Mỹ và Tân Bình, Hòa An của huyện Phụng Hiệp. Vì thế, những năm qua, tỉnh rất quan tâm đến việc chăm lo phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở những địa phương này. Thông qua nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều dự án được triển khai đã kéo giảm hộ nghèo, nâng dần chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số các địa phương.

Sự đổi thay ở phum sóc hôm nay minh chứng cho sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, địa phương thời gian qua. Đây là động lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bài, ảnh: THANH DUY