【ket qua monterrey】Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc?
Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu xuất sang Trung Quốc “nóng” nghị trường | |
Linh hoạt giải pháp hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu nông sản 50 tỷ USD | |
Đàm phán mở thêm cửa khẩu xuất nhập khẩu chính ngạch với Trung Quốc |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu nông, thuỷ sản vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi tới Thủ tướng Chính phủ mới đây về thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu biên giới phía Bắc theo hình thức thương mại chính ngạch, Bộ Công Thương cũng đề cập tới hàng loạt khó khăn.
Hiện nay, chính sách quản lý thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều khác biệt. Chính quyền Trung ương phía Trung Quốc giao cho cấp tỉnh điều hành hoạt động cửa khẩu, do đó các địa phương rất linh hoạt trong vấn đề đóng, mở cửa khẩu, chủ động trong công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra truy xuất nguồn gốc,...
Trừ cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính đã được hai bên chính thức công bố, các cặp cửa khẩu phụ, lối mở còn lại chưa có sự thỏa thuận với Trung Quốc nên phía Trung Quốc chưa công nhận và coi là các cặp chợ biên giới.
Các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến (rau, củ, quả các loại được nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam bị phía Trung Quốc áp thuế giá trị gia tăng khoảng 9%).
Do vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nông sản, trái cây từ Việt Nam thường chọn hình thức nhập khẩu cư dân biên giới (do mỗi cư dân được miễn thuế 8.000 nhân dân tệ) và yêu cầu thương nhân Việt Nam đưa hàng qua cửa khẩu phụ, lối mở (cặp chợ biên giới theo cách gọi của phía Trung Quốc) để tránh phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, Việt Nam đã ký FTA với Trung Quốc. Công tác đàm phán về thuế nhập khẩu đã hoàn tất, rất nhiều nông sản đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% khi xuất vào Trung Quốc nhưng đàm phán về quản lý chất lượng hàng hóa còn chậm nên tới nay mới có 9 loại trái cây được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Tất cả các loại trái cây còn lại chỉ có thể xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân, dẫn đến phụ thuộc gần như 100% vào các cửa khẩu phụ, lối mở, tức là những điểm thông quan thường bị đóng đầu tiên khi dịch bệnh xảy ra.
Đàm phán về thủ tục kiểm dịch cũng chậm tương tự nên tỷ lệ trái cây Việt Nam phải qua kiểm tra lên tới 100% trong khi Thái Lan chỉ 30%, dẫn đến thời gian thông quan kéo dài, gia tăng ách tắc, nhất là khi vào chính vụ thu hoạch.
Thống kê cho thấy trong số hàng hóa ùn tắc tại biên giới phía Bắc, lượng hàng chờ xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch lớn hơn nhiều so với lượng hàng chờ xuất khẩu theo hình thức chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế…
Để tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá qua cửa khẩu biên giới phía Bắc theo hình thức chính ngạch, trước mắt Bộ Công Thương đề xuất tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, ghi nhãn hàng hóa... cũng như các yêu cầu khác có liên quan.
Tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, khuyến khích hàng nông sản xuất khẩu mở tờ khai hải quan hàng xuất khẩu tại Hải quan địa phương vùng trồng để giảm áp lực thực hiện thủ tục thông quan cho cơ quan Hải quan địa phương biên giới.
Các mặt hàng nông sản đã được phép xuất khẩu theo hình thức chính ngạch sang Trung Quốc được ưu tiên xuất khẩu “luồng xanh” khi qua cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế.
Về dài lâu, Bộ Công Thương đề xuất triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để nâng tầm nông sản Việt, từ đó đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.
Cùng với đó, đẩy mạnh đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, tăng cường điện tử hóa trong việc thực hiện các thủ tục thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng kịp thời trong giai đoạn chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Nghiên cứu, kết nối thu hút đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các trung tâm logistics (điểm trung chuyển) tại khu vực gần hoặc sát biên giới đất liền tuyến Việt – Trung. Theo đó, các trung tâm này là khu vực tập trung để sơ chế công đoạn cuối cho sản phẩm hàng hóa, bảo quản hàng hóa (kho lạnh, kho khô, bãi,...) gắn liền với kiểm dịch, kiểm nghiệm nhằm chuẩn hóa chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm...
Nhập khẩu nông sản của Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch thương mại nông sản toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quận 8,8%/năm - là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản. |