Hổ đen có vẻ ngoài đặc biệt do đột biến gen hay còn được gọi là bệnh hắc tố giả. Những con hổ này thường có phần họa tiết đen sọc sẫm chạy dọc sống lưng hòa cùng bộ lông vàng cam nhạt thường thấy. Satya Swagat,áthiệnhổđencựchiếmởẤnĐộngaynhữngngàyđầunămNhâmDầkết quả trận augsburg 23 tuổi, một sinh viên ngành kinh doanh đến từ thủ đô New Delhi, đã may mắn chụp được những bức hình về hai con hổ đen đực khi chúng chỉ đứng cách chàng nhiếp ảnh gia nghiệp dư khoảng chừng 30 m. Swagat cho biết anh đã 'nổi da gà' ngay khoảnh khắc lần đầu tiên nhìn thấy chúng.
"Tôi không thể tin vào mắt mình và trong một thoáng tôi dường như quên mất rằng con hổ này đang di chuyển ngay gần mình. Thật sự tôi đã quá ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của chúng", Swagat cho biết. Anh chia sẻ rằng mình lần đầu được nghe về loài hổ đen quý hiếm này từ những người bạn đã có dịp tới tham quan Vườn Quốc gia Nandankanan. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng không phải ai cũng có may mắn nhìn thấy chúng.
Swagat đã bắt đầu chụp ảnh động vật từ năm 2020 nhưng chưa có tác phẩm nào hài lòng cho đến khi ghi lại được những hình ảnh về hai con hổ đen quý hiếm này.
Dù là quốc gia có số lượng hổ hoang dã lớn nhất trên thế giới nhưng theo các chuyên gia, trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ chỉ còn khoảng bảy tới tám con hổ đen đang sinh sống ở bang Odisha.
Vào tháng 9 năm ngoái, một tia sáng đã xuất hiện trong công cuộc bảo tồn giống hổ đen quý hiếm này, khi các nhà nghiên cứu tại khu bảo tồn Similipal phát hiện ra rằng sự đột biến gen tưởng như 'độc quyền' của loài hổ này lại thường xảy ra ở những con hổ lai ở miền đông Ấn Độ. Indian Express đưa tin: "Các nhà nghiên cứu đã kết hợp phân tích di truyền của các quần thể hổ khác từ Ấn Độ và từ các dữ liệu mô phỏng trên máy tính để chỉ ra rằng những con hổ đen Similipal có thể phát sinh từ một quần thể hổ mới rất nhỏ nhờ lai tạo với những con hổ khác ngoài khu vực này". |