【milan vs lazio】Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế,ínhsáchtiềntệgiúpsứcxuấtkhẩutăngtốmilan vs lazio hải quan |
Tín dụng lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản đã được triển khai mạnh mẽ. Ảnh: T.H |
Tỷ giá linh hoạt và tín dụng nhiều ưu đãi
Năm 2024, Việt Nam đối mặt với những thách thức không nhỏ từ tình hình kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội tại.
Cụ thể kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không đồng đều. Nhiều quốc gia là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao khiến người dân thắt chặt chi tiêu. Trong nước, tình hình nội tại của nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Việt Nam lại là nền kinh tế có độ mở lớn nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các thách thức bên ngoài.
Để hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, trong năm 2024, NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng vào tháng 8 và tháng 11 để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tính đến ngày 13/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, với một phần lớn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. |
Dù đối mặt với những khó khăn trên, nền kinh tế trong nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực, lạm phát được kiểm soát tốt… Trong bối cảnh đó, để ứng phó với các thách thức và tận dụng cơ hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.
Một trong những giải pháp quan trọng là việc điều hành lãi suất và tỷ giá. Trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, NHNN quyết định giữ nguyên mức lãi suất điều hành trong năm 2024, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Điều này không chỉ giúp duy trì ổn định thị trường tiền tệ mà còn gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, bao gồm xuất khẩu.
Đồng thời, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.
Một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Chính sách tín dụng ưu đãi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, sản xuất và các ngành động lực của nền kinh tế.
Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank cùng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thường xuyên triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các mặt hàng như thủy sản, nông sản, lâm sản và công nghiệp chế biến thường được ưu tiên hỗ trợ, vì đây là những ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, những gói tín dụng này giúp doanh nghiệp giảm áp lực về vốn khi cần chuẩn bị nguyên liệu hoặc sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu.
Đặc biệt, trong năm 2024, gói tín dụng đối với lâm, thủy sản có quy mô ban đầu khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng do giải ngân tốt nên đã liên tục tăng lên. Tính đến giữa tháng 9/2024, toàn ngành ngân hàng đã giải ngân gói này đạt 36.000 tỷ đồng, vượt 6.000 tỷ đồng so với quy mô 30.000 tỷ đồng được bổ sung hồi tháng 2/2024.
Những gói tín dụng này thường có các đặc điểm như lãi suất thấp hơn so với các khoản vay thông thường, thời gian vay dài hạn và điều kiện vay linh hoạt. Đồng thời, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh số hóa, từ cho vay trực tuyến cho đến cung cấp các dịch vụ về quản trị, giao dịch… tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí.
Điều hành phù hợp trước những biến động khó lường
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận vốn một cách thuận lợi nhất.
Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, bên cạnh các hình thức vay vốn bằng tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp, doanh nghiệp còn có thể vay vốn bằng nguồn hàng, bằng hình thức thư tín dụng (L/C), vay tín chấp, thậm chí hợp đồng xuất khẩu... Các ngân hàng cũng dành lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu ở mức thấp, thậm chí có ngân hàng cho vay vốn với lãi suất 3,7%/năm.
Từ phía doanh nghiệp, sang năm 2025, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, triển vọng của xuất khẩu thủy sản rất khả quan, với tăng trưởng sẽ từ 10-15%. Tiền đề cho tăng trưởng đó là các tín hiệu tốt từ thị trường, chính sách tín dụng ưu đãi cho thủy sản và lâm sản, giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất, xuất khẩu.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm, ngành ngân hàng rất nỗ lực để cho vay nhưng cũng phải tính toán đầu ra, đầu vào, tính đến bài toán kinh tế. Vì vậy, để tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, chỉ có cơ chế ưu đãi từ ngành ngân hàng là chưa đủ mà cần sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất quan điểm của Chính phủ, của nhiều bộ, ngành và của chính doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tốt hơn nữa, TS. Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị, Chính phủ cần kiện toàn để Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy đúng tác dụng, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vay vốn. Bởi theo TS. Hùng, khi xác định doanh nghiệp tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là bộ phận không thể thiếu, thì quỹ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp này.
Liên quan đến tỷ giá, theo nhiều chuyên gia, với chính sách thương mại của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, giá trị đồng USD có thể mạnh lên. Sự tăng giá của đồng USD sẽ có tác động trực tiếp đến chi phí xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, nhưng chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với những nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Mỹ hoặc các quốc gia có đồng tiền mạnh.
Đồng thời các chính sách nhập khẩu vào Mỹ có thể trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, một trong những thị trường quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, chính sách tiền tệ linh hoạt và việc điều hành tỷ giá phù hợp của NHNN sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua những biến động này.
Do đó, NHNN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất sẽ tiếp tục linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.
Các ngân hàng cũng sẽ chú trọng đến việc đẩy mạnh các chương trình tín dụng hỗ trợ các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ góp phần tạo ra một hệ thống tài chính an toàn, hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng tiếp cận vốn.
下一篇:Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
相关文章:
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- TCVN 13778: 2023 về yêu cầu kỹ thuật cyclone thủy lực làm bằng vật liệu sứ dùng trong tuyến khoáng
- Tiêu chuẩn năng lượng sinh học: chìa khóa cho các giải pháp bền vững
- QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
- Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I
- Quy định công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng
- Công bố tiêu chuẩn đầu tiên hạn chế hóa chất vĩnh cửu trong nước uống
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Viettel tặng data roaming cho vận động viên tham gia giải chạy Viettel Marathon 2024
相关推荐:
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- TCVN 13866:2023 xác định độ ổn định kích thước của thanh định hình polyvinyl clorua
- Tăng cường năng lực thực thi và quản lý quy định với công cụ GRP
- Tiêu chuẩn hướng dẫn cho những người làm việc với công nghệ hỗ trợ
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Xu hướng thi công xanh trong ngành xây dựng, giao thông hướng tới phát triển bền vững
- So sánh tiêu chuẩn GHG Protocol và ISO 14064 về đo lường và báo cáo phát thải khí nhà kính
- Tăng cường Quản trị tốt trong việc thực hiện tiêu chuẩn hóa và Đánh giá sự phù hợp
- Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- Nhà sáng lập VinFast thành lập công ty phát triển trạm sạc xe điện toàn cầu
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp