Bộ Nội vụ mới đây đã có trả lời ý kiến phản ánh của cử tri và hướng dẫn để 'kỷ luật hành chính tương xứng với kỷ luật đảng'.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN
Bộ Nội vụ mới đây đã có trả lời ý kiến của cử tri các địa phương gửi đến sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Bị khai trừ đảng thì kỷ luật hành chính thế nào?ộNộivụhướngdẫnmớinhấtđểkỷluậthnhchnhtươngxứngvớikỷluậtđảtrận đấu rayo vallecano
Cụ thể cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể hình thức kỷ luật hành chính thế nào là bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng để địa phương thực hiện thống nhất.
Cử tri dẫn nghị định 112/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Tuy nhiên, do hiện nay kỷ luật của Đảng đối với đảng viên chính thức có 4 hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ, các hình thức kỷ luật hành chính đối với từng đối tượng (cán bộ, công chức quản lý, công chức, viên chức) là các mức khác nhau...
Do đó rất khó xác định thế nào là hình thức kỷ luật hành chính tương xứng theo hình thức kỷ luật của Đảng.
Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thì không có hình thức xử lý kỷ luật "khai trừ".
Để giải quyết khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn trong việc xác định hình thức xử lý kỷ luật tương xứng giữa Đảng và chính quyền, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành nghị định 71/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 112/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, nghị định 112 (sửa đổi bằng nghị định 71/2023) quy định hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng.
Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất (khai trừ), cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất là buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 13, điều 14, điều 19 của nghị định 112/2020.
Tại các điều 13 quy định rõ các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức, điều 14 quy định áp dụng hình thức bãi miễn với cán bộ và điều 19 quy định các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức.
Nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.
Hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu, tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.
Cắt giảm tối đa tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục tiếp nhận làm công chức cấp huyện trở lên
Trước đó, trả lời cử tri tỉnh Bắc Giang liên quan đề nghị sửa đổi tiếp nhận công chức, Bộ Nội vụ cho hay thực hiện chủ trương liên thông trong công tác cán bộ, bộ đang trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 138/2020.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm tối đa tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục tiếp nhận vào làm công chức cấp huyện trở lên.
Về thời gian công tác để thực hiện tiếp nhận được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (năm 2019), theo đó đối tượng tiếp nhận phải có thời gian công tác tối thiểu 5 năm (60 tháng).
Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi quy định về thời gian công tác tối thiểu để được tiếp nhận vào làm công chức trong quá trình sửa Luật Cán bộ, công chức...
Theo THÀNH CHUNG (tuoitre.vn)