Những ngày qua,ảicứuthanhlongmítcambưởnữ real madrid hàng trăm xe chở mít Thái, thanh long ruột đỏ, dưa hấu... bị ùn ứ ở cửa khẩu phải quay đầu bán tháo. Thực tế, các cuộc "giải cứu" nông sản hầu như năm nào cũng tái diễn. Nông sản Việt Nam luôn nằm trong thế bị động so với bên nhập khẩu và liên tục lặp lại điệp khúc rớt giá. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đạt 1,69 tỷ USD, tăng 18,3% so với 11 tháng năm 2020. Tuy nhiên, ông Vy Công Tường - Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết hiện nay tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc tại cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Xuất khẩu vẫn chủ yếu đi theo đường tiểu ngạch "Do việc xuất khẩu tiểu ngạch đã có truyền thống từ trước đến nay, hơn nữa Trung Quốc áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam với mức 8.000 nhân dân tệ/người/ngày, do đó các doanh nghiệp không mặn mà với việc xuất khẩu chính ngạch", ông Vy Công Tường nói. Theo vị lãnh đạo này, việc buôn bán tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Do đó, tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch, hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra. Trao đổi với Zing,bà Ngô Tường Vy - Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu - thừa nhận hiện nay có rất ít công ty xuất trái cây chính ngạch sang Trung Quốc do chi phí xuất chính ngạch đội lên quá cao. Xuất khẩu tiểu ngạch vẫn có lợi nhuận và họ không dám mạo hiểm thêm. Bà Vy cho rằng cách thức bền vững nhất vẫn là xuất khẩu theo con đường chính ngạch và tìm kiếm đường vào các siêu thị lớn của nước bạn. "Nếu như doanh nghiệp vẫn theo cách thức, tư duy bán hàng cũ thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian tới sẽ gặp rất nhiều rủi ro", bà nhìn nhận. Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho rằng do Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu chính ngạch 9 loại trái cây của Việt Nam, đó là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Còn những loại không có tên trong danh mục này đều phải đi qua con đường biên mậu. Trong đó có những loại trái cây mà Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang... Đi chính ngạch liệu có dễ? Ông Hải lấy ví dụ mặt hàng nông sản khác là gạo. Theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP, chỉ những thương nhân đáp ứng đủ điều kiện mới được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhưng cho đến nay, mới chỉ gần 200 thương nhân đủ điều kiện nói trên. "Do vậy, để xuất khẩu chính ngạch các thương nhân phải là doanh nghiệp quy mô trung bình trở lên, có bộ máy kinh doanh đủ trình độ để giao dịch, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng...", ông nói.
Tương tự, ông Hải cho biết xuất khẩu thủy sản dù không có hạn chế nhưng thông thường cũng phải là những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn mới có thể tham gia. Những đơn vị này sẽ chỉ thực hiện giao hàng khi đã có hợp đồng, người mua rõ ràng. Do đó, theo Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, một mặt cần vận động, tập huấn cho người nông dân, thương lái thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài với đối tác bên kia bên giới, mặt khác cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm. "Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu", ông nhìn nhận. Đồng thời chính những doanh nghiệp đó sẽ có đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí. Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái cây vào nề nếp. Theo ông Hải, hiện nay những doanh nghiệp như vậy chưa nhiều. Trong khi chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn thêm và nhiều lên, rất cần vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nông dân, thương lái. "Bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn", ông nói. Ngoài ra, ông Hải cho rằng việc cấp bách là đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu ngoài 9 loại. Nếu không thì vú sữa, sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, bơ, dừa, khoai lang... vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ. "Đặc biệt, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa. Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu", ông nêu quan điểm. (Theo Zing) Tắc trên biên giới dồn về trong nước: Đón năm mới bằng 'giải cứu'Các “đại gia” trong ngành chế biến hứa sẽ thu mua các loại trái cây tươi khi xe container trên cửa khẩu quay đầu về, còn hệ thống siêu thị sẵn sàng thu mua giúp bà con nông dân để đưa nông sản vào siêu thị bán không lợi nhuận. |