Mới đây,địnhchốngphárừngcủaEUcóhiệulựcTháchthứcvớingàwaalwijk – ajax Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị khung kế hoạch hành động thích ứng với quy định chống phá rừng (EUDR), trong đó đề xuất các nhiệm vụ/giải pháp cụ thể và phân công các cơ quan chuyên môn của Bộ triển khai thực hiện. Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cùng đồng hành bổ sung kế hoạch hoạt động của địa phương thích ứng với EUDR. Trong đó, tập trung giám sát chặt chẽ vùng nguy cơ rủi ro cao (vùng trồng xen kẽ rừng) đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR; tăng cường tuần tra, giám sát cộng đồng để bảo vệ rừng.
Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ cũng nêu rõ: Kể từ ngày 01/11/2017 phải chấm dứt việc khai thác rừng tự nhiên theo lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy Việt Nam có lợi thế đáp ứng nội dung “Không chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp”. Ngành cao su Việt Nam đang tích cực thực hiện các giải pháp phát triển bền vững thông qua chứng chỉ rừng bền vững quốc gia (VFCO) và quốc tế (PEFC, FSC). Các bên trong chuỗi cung, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất đã tập trung đầu tư tài chính và nhân lực cho các hệ thống này trong một thời gian dài để có những mô hình sản xuất cao su bền vững.
Tuy nhiên, ngành cao su cũng đang đối mặt với thách thức không hề nhỏ từ quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, EU định nghĩa rộng hơn về suy thoái rừng bao gồm cả việc chuyển đổi rừng nguyên sinh hoặc rừng tái sinh tự nhiên thành rừng trồng hoặc thành đất có rừng khác. Rừng sản xuất (chủ yếu trồng cây công nghiệp như cao su, hạt điều, cà phê, hồ tiêu,...) vốn đang chiếm tới hơn 52% diện tích rừng của Việt Nam, có thể bị liệt vào khái niệm làm “suy thoái rừng”, có thể ảnh hưởng tới quyết định của EU trong việc phân loại mức độ rủi ro của Việt Nam.
Bên cạnh tiêu chí về không phá rừng, EUDR cũng bao gồm các tiêu chí khác, trong đó có tính hợp pháp về quyền sử dụng đất, đảm bảo đất có ranh giới rõ ràng và thông báo cho khách hàng về vị trí địa lý của lô đất và thời gian thu hoạch/sản xuất” là những hạn chế của ngành cao su với hơn 260.000 hộ tiểu điền cùng mạng lưới thu mua phức tạp hiện nay.