WHO cảnh báo về hành trình gian nan trong cuộc chiến chống COVID-19 | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm sai phạm trong phòng,ựchiệnnghiêmquyđịnhvềcáchlyvớibệnhnhâkêt qua u23 chống dịch Covid-19 | |
WHO nhấn mạnh tới các đối tượng được ưu tiên tiêm phòng COVID-19 |
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định nguồn lây nhiễm hiện nay của các nước chủ yếu là do không kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, cách ly không nghiêm, phong toả không chặt.
Do vậy, ở trong nước, từng bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, tự đánh giá và cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).
Bên ngoài, cùng với việc kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp, chính quyền cơ sở, lực lượng Công an cần nắm sát địa bàn, từng gia đình có người thân đang ở nước ngoài, nhất là những nơi có thể đi đường bộ về Việt Nam.
Theo đó, những gia đình này phải được vận động liên lạc với người thân ở nước ngoài không nhập cảnh bất hợp pháp và nếu có nhu cầu nhập cảnh, phải theo đường hợp pháp, thực hiện nghiêm túc các quy định cách ly tập trung.
Về phía Bộ Y tế, theo ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, các địa phương phải tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh những nơi có dấu hiệu lơi lỏng trong thực hiện theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú đối với người hoàn thành cách ly tập trung trong vòng ít nhất 14 ngày.
Đối với một số trường hợp cá biệt sau khi nhập cảnh hơn 14 ngày, qua xét nghiệm nhiều lần mới phát hiện mắc Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu phải rà soát đánh giá kỹ lại toàn bộ quy trình, quy định trong quá trình cách ly tập trung, hạn chế tối đa lây nhiễm trong khu cách ly tập trung do quân đội quản lý cũng như các khu cách ly dân sự ở khách sạn.
Với việc cách ly người nhập cảnh về Việt Nam Trần Đắc Phu cho biết, quan điểm của ngành Y tế về thời gian ủ bệnh vẫn là 14 ngày nên vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly y tế trong 14 ngày.
Liên quan tới việc điều trị cho các ca bệnh Covid-19 nặng theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết các bác sỹ đang rất nỗ lực để điều trị cho bệnh nhân 1465 (nữ, 61 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) do diễn biến bệnh khá phức tạp.
5 ngày sau khi được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp và phải hỗ trợ thở oxy. Dù vậy, tình trạng mệt cơ tăng lên khiến bệnh nhân phải thở máy. Đáng chú ý, bệnh nhân này có tiểu sử từng cắt một phần tuyến giáp.
Bên cạnh tổn thương phổi rộng trên 75%, tình trạng hiện tại của người phụ nữ này khá xấu do trao đổi oxy máu kém, các chỉ số xét nghiệm cho thấy bão cytokine tương đối trầm trọng.
Ngoài ra, việc bệnh nhân từng bị cắt một phần tuyến giáp cũng yêu cầu các bác sĩ đánh giá tuyến cận giáp có bị ảnh hưởng hay không. Việc cơ quan này bị ảnh hưởng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải hay một số triệu chứng khác.