【keof nhaf cai】Quản lý tốt bệnh không lây nhiễm: Góp phần giảm biến chứng và tử vong

时间:2025-01-12 12:03:56 来源:88Point

TheảnltốtbệnhkhnglynhiễmGpphầngiảmbiếnchứngvtửkeof nhaf caio nhận định của ngành y tế các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm khoảng 70% trong tổng số các trường hợp tử vong hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý bệnh không lây nhiễm ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hết hiệu quả cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn trong năm 2019.

Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường là bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Còn nhiều khó khăn

Với tỷ lệ tử vong trên thì uớc tính cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Theo các bác sĩ các bệnh chủ yếu là bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong khi, tại hầu hết các trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa thực hiện tốt quản lý, dự phòng, phát hiện sớm, điều trị cho người mắc bệnh tại cộng đồng. Nhiều người mắc bệnh vẫn chưa được phát hiện bệnh. Theo bà Nguyễn Kim Hồng, Trưởng Trạm Y tế xã Đông Phú, huyện Châu Thành, công tác quản lý bệnh không lây nhiễm đã được thực hiện thời gian qua ở trạm y tế, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được quản lý chưa nhiều so với số mắc ngoài cộng đồng. Bà Hồng cho biết: “Hàng năm, qua khám sức khỏe cho người cao tuổi, chúng tôi cũng đã nắm được cái trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp để quản lý và tư vấn. Ngoài ra, còn quản lý bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hoạt động tư vấn đối với bệnh nhân cũng được thực hiện khi các trường hợp này đến khám tại trạm y tế. Đối với một số bệnh, bệnh nhân cần hạn chế làm nặng sẽ làm bệnh dễ tái phát nhưng do điều kiện cuộc sống nhiều trường hợp phải lao động mà không thể thực hiện đúng theo tư vấn của bác sĩ để chăm sóc tốt sức khỏe nên hiệu quả chưa cao. Việc sử dụng rượu bia và thuốc lá cũng là những nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm nhưng việc tuyên truyền và ngắm các đối tượng trong cộng đồng còn nhiều khó khăn, người dân vẫn còn né tránh khi được hỏi đến”.

Theo nhận định chung của ông Nguyễn Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: “Qua khảo sát ở nhiều trạm y tế, việc quản lý bệnh không lây nhiễm vẫn chưa được quan tâm nhiều. Trước hết là khó khăn về trình độ năng lực của cán bộ làm công tác quản lý chưa đủ kỹ năng kiến thức để tuyên truyền, tư vấn cho người bệnh. Khâu phối hợp nắm số liệu người mắc bệnh khi khám điều trị tại trung tâm y tế, bệnh viện và các trạm y tế nơi bệnh nhân cư trú còn chưa được tốt, trong khi đa số bệnh nhân lại có tâm lý khám, điều trị bệnh ở bệnh viện, trung tâm y tế hoặc bệnh viện tuyến trên. Mặc dù, trong năm qua thực hiện chỉ tiêu quản lý tư vấn bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường đạt trên 66% vượt so với chỉ tiêu được giao tuy nhiên cần quản lý nhiều bệnh nhân hơn nữa. Tổng số bệnh nhân tăng huyết áp đến điều trị và tại các trạm y tế và trên 36.000 lượt, trong đó có gần 700 cas có biến chứng tim mạch trong năm. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được quản lý rất ít và bệnh ung thư cũng vậy. Ngoài ra, hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề kinh phí cần được quan tâm nhiều hơn trong năm nay”.

Tăng cường quản lý

Triển khai hoạt động phát hiện sớm, dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm tế xã nhằm giảm biến chứng và giảm tử vong, giảm các trường hợp mắc các bệnh không lây nhiễm ở cộng đồng là mục tiêu chung được đề ra trong năm 2019. Trong đó, triển khai hệ thống hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe người dân là một trong những giải pháp được các địa phương đề cập để quản lý hiệu quả các căn bệnh này. Bà Lê Kim Hồng, Trưởng trạm Y tế xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trong năm 2019, chúng tôi dự định sẽ thực hiện điều tra tình hình sức khỏe của các hộ gia đình, qua đó cũng nắm được các trường hợp mắc bệnh không lây nhiễm để làm hồ sơ quản lý và thực hiện tư vấn, tuyên truyền hiệu quả hơn nhằm chăm sóc và giúp người bệnh có nhiều kiến thức để tự phòng bệnh, phòng xảy ra biến chứng và hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra”.

Để thực hiện tốt việc quản lý bệnh không lây nhiễm, theo kinh nghiệm của bà Nguyễn Kim Hồng, Trưởng trạm Y tế xã Đông Phú: “Người phụ trách quản lý chương trình này ở trạm, chúng tôi phân công bác sĩ phụ trách. Vì với trình độ, kiến thức của bác sĩ mới hiểu và giải thích, tư vấn thuyết phục và tạo được niềm tin của bệnh nhân”. Vấn đề không kém phần quan trọng bà Hồng mong muốn những người mắc bệnh nên quan tâm làm đúng theo tư vấn của nhân viên y tế mới có thể có sức khỏe tốt hơn.

Trên địa bàn tỉnh, năm 2018 đã bắt đầu triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, hệ thống này kỳ vọng sẽ giúp quản lý tốt bệnh không lây nhiễm. Theo ông Nguyễn Văn Lành: “Năm 2019, chúng tôi cũng sẽ áp dụng phần mềm này để thực hiện quản lý bệnh không lây nhiễm. Kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả. Bên cạnh, tập trung tham mưu với Sở Y tế chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp nắm danh sách các trường hợp mắc bệnh không lây nhiễm để quản lý tốt ở các trạm y tế. Tăng cường phối hợp để tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này ở trạm y tế nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức để các trạm thực hiện tốt công tác tư vấn, quản lý và chăm sóc sức khỏe của những người bệnh không lây nhiễm. Cần quan tâm hơn công tác đầu tư kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình ở cơ sở”. Việc quản lý tốt bệnh không lây nhiễm giúp người dân có thể sống tốt, sống khỏe lâu dài với các căn bệnh này, sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng cho bệnh nhân và giảm các trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

推荐内容