【xem bong đa truc tuyến】Hãy chia tài sản cho các con khi còn minh mẫn !

 人参与 | 时间:2025-01-10 15:41:02

Tranh chấp tài sản thừa kế tuy không chiếm tỷ lệ cao trong số các tranh chấp tòa án thụ lý,ảnchoccconkhicnminhmẫxem bong đa truc tuyến nhưng thuộc loại án phức tạp, khó giải quyết bởi chủ thể tranh chấp thường liên quan đến nhiều người trong dòng tộc.

TAND thành phố Vị Thanh xét xử vụ án tranh chấp thừa kế.

Từ sơ thẩm

Vụ án tranh chấp di sản thừa kế được Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Vị Thanh xét xử vừa qua để lại cho những người dự khán nhiều suy nghĩ.

Bà M. và ông B. là vợ chồng, có với nhau 8 con chung. Quá trình chung sống, ông bà tạo lập được tài sản chung là 15.965m2 đất và 510 triệu đồng. Năm 2021, ông B. mất, không để lại di chúc, bà M. quản lý, sử dụng tài sản trên.

Sau đó, bà M. yêu cầu chia đôi tài sản chung, chia thừa kế đối với phần di sản do ông B. để lại thì các con lại không đồng ý. Mẹ con cùng ra tòa…

Tại tòa, bị đơn - ông A., bà N. và ông H. (con ruột bà B.) không đồng ý chia tài sản tranh chấp là tài sản chung của bà M. và ông B.

Họ cho rằng, cha của mình là người đứng tên trên giấy tờ đất và nguồn gốc đất do cha mẹ của ông B. cho riêng, nên không đồng ý để mẹ mình là bà M. chia đôi tài sản, mà đề nghị phải chia thừa kế theo pháp luật.

Quá trình tranh tụng tại tòa, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu chia đôi tài sản chung, đồng thời, chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông B. để lại.

Việc tranh chấp, kiện tụng trong gia đình để phân chia di sản thừa kế là điều không hiếm, nhưng việc con cái, cha mẹ ruột phải cùng nhau ra tòa vì chuyện tài sản có lẽ là chuyện đau lòng, không ai mong muốn.

Đến phúc thẩm

Trước đó, ngồi tại ghế chờ phiên tòa xét phúc thẩm của TAND tỉnh, bà L., ngụ huyện Phụng Hiệp, buồn rầu kể, bà và em gái không lập gia đình, cùng sống chung trong căn nhà cha mẹ để lại.

Nhưng từ năm 2020, do hoàn cảnh khó khăn, tuổi già sức yếu, không thể làm việc kiếm tiền được nữa nên bà có ý định chia nhà đất cha mẹ để lại rồi phân thành từng lô nhỏ cho anh em trong nhà.

Tuy nhiên, việc này lại bị em trai ngăn cản do việc chia đất chưa thỏa đáng. Vì thế, giữa chị em phải kiện tụng chia tài sản và thường xuyên lớn tiếng khi sống cạnh nhau.

Theo TAND tỉnh, trong những năm qua, việc giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến tranh chấp thừa kế tài sản không nhiều nhưng tính chất phức tạp, gay gắt hơn. Nhiều vụ phân chia di sản thừa kế, tranh chấp kéo dài, khó giải quyết.

Đặc biệt, với tài sản thừa kế có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa thì tranh chấp càng quyết liệt; nhiều gia đình anh em từ mặt nhau, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật hình sự như cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản...

Ông Dương Quốc Tuấn, Phó Chánh án TAND tỉnh, thông tin, việc giải quyết các vụ án liên quan đến phân chia di sản thường kéo dài và khó do quá trình thu thập chứng cứ. Bởi cha mẹ thường nghĩ rằng con cái sẽ yêu thương, đùm bọc nhau và không lường trước được những tranh chấp xảy ra, nên khi còn sống để lại tài sản cho con cái thông qua nói miệng mà không có giấy tờ rõ ràng. Tài sản thường ở nhiều nơi, do nhiều người quản lý nên việc thu thập hồ sơ, chứng cứ liên quan thường khó khăn, thậm chí có những người không chịu hợp tác.

Để tránh tình trạng tranh giành tài sản thừa kế, theo luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, việc phân chia tài sản trong gia đình nên rõ ràng, minh bạch và công bằng ngay từ đầu, lúc người có tài sản còn minh mẫn.

Theo luật sư Hùng, trong quá trình hành nghề, ghi nhận nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp di sản thừa kế có nguyên nhân chính là do cha mẹ không để lại di chúc, không chia tài sản cho các con trước khi qua đời hoặc chia không công bằng, thậm chí chỉ để tài sản cho con trai, không chia cho con gái…, khiến nhiều gia đình vốn rất hòa thuận, yêu thương nhau khi cha mẹ còn sống, nhưng cha mẹ mất đi, các con phát sinh tranh chấp.

Luật sư Hùng cho rằng, để tránh rắc rối về sau, cha mẹ khi còn khỏe mạnh, minh mẫn nên có buổi họp mặt đông đủ các con và phân chia những tài sản có giá trị trên nguyên tắc công bằng, trai gái như nhau. Đối với những người con có công chăm sóc cha mẹ hoặc phụ trách việc thờ cúng sau này thì có thể chia cho phần hơn.

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang: Trong quá trình phân chia tài sản cho con, cha mẹ không nên chia tất cả tài sản, mà nên giữ lại nhà ở và một phần tiết kiệm để dưỡng già. Những tài sản để lại này cần lập di chúc phân chia theo chủ ý mong muốn của người làm di chúc. Khi làm di chúc nên có ít nhất 2 người làm chứng hoặc chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đảm bảo tính hợp pháp. 

 

Bài, ảnh: B.B

顶: 94踩: 74