当前位置:首页 > Cúp C2

【định lượng scc】Năm Căn cua chết rải rác ở nhiều xã

Báo Cà Mau(CMO) Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Năm Căn, từ trước Tết Nguyên đán năm 2022 đến nay, trên địa bàn các xã: Lâm Hải, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang và Tam Giang Ðông có hiện tượng cua nuôi kết hợp trong vuông tôm bị chết bất thường, mức độ thiệt hại khoảng 20-30%.

Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với Trạm Khuyến nông, các cơ quan chuyên môn và chỉ đạo lực lượng cán bộ kỹ thuật sản xuất cơ sở cùng cán bộ thú y kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phuc kịp thời. Qua tìm hiểu, nắm tình hình tại các địa phương trên thì các biểu hiện được ghi nhận như: cua chết nổi trên mặt nước, nằm trên mé bờ, có màu sắc bị sậm, thân bị đóng rong, có ký sinh trùng bám khi quan sát trong mang. Những con cua còn sống khi bắt lên quan sát thì thấy thịt ốp, sau vài giờ có biểu hiện yếu dần và chết. Qua đó, ngành chuyên môn cũng đã thu mẫu để xét nghiệm, phân tích.

Trong khi chờ kết quả xét nghiệm từ ngành chuyên môn, theo nhận định từ Phòng NN&PTNT huyện, nguyên nhân chính có thể là do tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sự dao động của môi trường nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây thiệt hại cho đối tượng nuôi (tôm, cua).

Ông Nguyễn Thanh Vũ, ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, cho biết, tình trạng cua chết xảy ra hơn 2 tháng nay. Ảnh: HOÀNG DIỆU

Ðể giúp người nuôi giảm được rủi ro, thiệt hại trong thời gian tới, Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo các hộ nuôi nên nâng và giữ mực nước ổn định trong vuông nuôi đạt từ 4-5 tấc trên trảng để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ và kết hợp với tỷ lệ che phủ trong vuông nuôi khoảng 30% so với tổng diện tích nuôi (có thể dùng chà mắm để cắm thành từng ụ trong vuông nuôi) vừa hạn chế dao động nhiệt độ, vừa tạo nơi trú ẩn cho đối tượng nuôi (tôm, cua).

Theo đó, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 2 lần/tháng và bổ sung phân hữu cơ 1 lần/tháng để làm sạch đáy ao, ổn định môi trường nuôi và tạo chuỗi thức ăn tự nhiên cho đối tượng nuôi (tôm, cua) nhằm tăng sức đề kháng, hạn chế được độc tố và mầm bệnh trong vuông nuôi.

Ðịnh kỳ hàng tháng thay đổi lượng nước mới khoảng 30% lượng nước đang có trong vuông (nước có chất lượng tốt) kết hợp sử dụng các loại diệt khuẩn như: IODINE, BKC... liều lượng theo nhà sản xuất, để diệt mầm bệnh và kích thích cho tôm, cua lột xác, hạn chế mầm bệnh.

Mật độ thả giống vừa phải, vụ chính mật độ từ 2-3 con/m2đối với tôm sú và 0,2-0,5 con/m2đối với cua, thời gian bổ sung lần sau từ 1,5-2 tháng với mật độ thả bằng 2 vụ chính; khuyến khích thả con giống có kích cỡ lớn, qua ương nuôi 2, 3 giai đoạn để con giống có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường và tăng trưởng tốt, hạn chế mầm bệnh.

Ðối với những vuông nuôi có điều kiện, cần phơi 3-5 ngày kết hợp bón vôi CaCO3liều lượng từ 500-700 kg/ha để loại bỏ những độc tố trong đáy ao, diệt mầm bệnh, tạo lại độ màu mỡ trước khi thả lại con giống. Ðối với những vuông nuôi không có điều kiện phơi thì phải tranh thủ thu hoạch hết số tôm, cua đã bị ảnh hưởng, sau đó áp dụng các biện pháp trên./.

 

Phúc Duy

 

分享到: