发布时间:2025-01-10 16:00:48 来源:88Point 作者:Cúp C2
Đại biểu Lò Thị Luyến phát biểu. |
Dù đã có thêm một số phiên bản mới sau Kỳ họp thứ năm,ĐạibiểuQuốchộiQuyđịnhquyềnchuyểnđổimụcđíchsửdụngđấtnhưtrênmâkeomhacai5 Quốc hội khóa XV, song Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi phục vụ thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 30/8 vẫn khiến đại biểu lo ngại.
Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) nói, dự thảo luật quy định theo hướng phân cấp thẩm quyền cho địa phương về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất và rừng tự nhiên sang mục đích khác, nhưng phải tuân thủ theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.
Như vậy, hạn mức và diện tích được chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của địa phương sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.
Đối với các nội dung khác thì dẫn chiếu là việc thu hồi đất sẽ theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về dầu khí...
Luật Đất đai là luật gốc, vậy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được quy định ở luật này. Dự thảo Luật giao cho Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc này, vậy thì nghị định của Chính phủ có điều chỉnh được các luật trước đây đã ban hành hay không?, bà Luyến đặt vấn đề và nói rõ là chưa nhất trí nội dung trên.
Từ thực tế địa phương, vị đại biểu Điện Biên nêu lại khó khăn mà bà nhấn mạnh là đã phát biểu nhiều lần.
Đó là, theo quy định tại Luật Đất đai hiện hành, HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất với diện tích dưới 20 ha.
Tuy nhiên, khoản 2 điều 14 Luật Nông nghiệp 2017 thể chế hóa Chỉ thị 13 năm 2017 của Ban Bí thư về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thì vướng, đã quy định không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự ánquan trọng quốc gia, dự án quốc phòng an ninh quốc gia, dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
"Khoản 2 Điều 14 Luật Nông nghiệp không cho, một mét đất rừng cũng phải trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương thì mới chuyển được mục đích sử dụng. Do đó, địa phương gặp rất nhiều khó khăn", bà Luyến phát biểu. Nữ đại biểu đề nghị, cần quy định cụ thể trong Luật Đất đai quy định liên quan chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
Cũng rất khó khăn là vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, theo đại biểu Luyến. Cụ thể, Luật Đất đai hiện hành cũng quy định HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng với diện tích dưới 10 ha. Tuy nhiên, dự thảo luật Đất đai sửa đổi lại không quy định hạn mức nội dung này mà giao Chính phủ quy định.
Bà Luyến phân tích, nếu căn cứ theo pháp luật đầu tư và dự thảo Luật Đất đai, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công, tiêu chí phân loại các dự án nhóm A, B, C lại được phân định trên tổng mức đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, không liên quan đến diện tích đất lúa. Chỉ dự án quan trọng quốc gia mới có tiêu chí về chuyển mục đích sử dụng đất lúa thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Như vậy, theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hạn mức chuyển đổi đất lúa thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và HĐND cấp tỉnh chưa có quy định rõ ràng. Đồng thời các luật hiện hành cũng không quy định rõ ràng.
“Báo cáo Quốc hội là địa phương kêu rất nhiều và chúng tôi cũng mong muốn Trung ương hãy thấu hiểu địa phương và hãy quy định những điều kiện thuận lợi cho địa phương trong phát triển kinh tế- xã hội. Còn quy định như thế này, giao cho Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cảm thấy quy định như ở trên mây, sau này không biết sẽ có khó khăn chồng chất như thế nào, nó gần như bức tử những vấn đề của địa phương cần phải giải quyết”, bà Luyến thẳng thắn.
Đại biểu Luyến đề nghị thẩm quyền và hạn mức chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và các loại đất khác phải được quy định trong luật, cho tương thích với các luật khác, mang tính bạch, rõ ràng, thực hiện thống nhất.
Báo cáo giải trình, đại diện Ban soạn thào, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nói, Bộ đang thẩm định và trình Chính phủ những dự án chuyển đổi diện tích đất lúa từ 10 ha trở lên. Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ giải quyết theo hướng phân cấp thầm quyền cho địa phương.
Còn những vướng mắc trong Luật Lâm nghiệp như đại biểu Luyến nêu, ông Khánh hồi âm, trong Luật Đất đai sửa đổi sẽ điều chỉnh Luật Lâm nghiệp để việc phân cấp này thông suốt, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
相关文章
随便看看