【tỷ số đá bóng việt nam hôm nay】“Lộc” của rừng
Từ rất lâu, một số tộc người Da Ðỏ ở Nam Mỹ đã biết dùng trứng kiến như món ăn và họ cũng dùng trứng kiến như gia vị cho các món ăn khác bằng cách giã nhuyễn phơi khô. Tại Mexico, người ta đã lấy trứng của loài kiến đen khổng lồ có tên khoa học là Liometopum làm phô mai. Tại Việt Nam, ở Sơn Ðộng, tỉnh Bắc Giang cũng có món xôi trứng kiến khá ngon miệng. Còn ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng bào không chỉ dùng trứng kiến làm gỏi, nấu canh mà còn chế biến ra 1 loại muối kiến vàng ăn với thịt bò “một nắng hai sương” rất hợp.
Từ rất lâu, một số tộc người Da Ðỏ ở Nam Mỹ đã biết dùng trứng kiến như món ăn và họ cũng dùng trứng kiến như gia vị cho các món ăn khác bằng cách giã nhuyễn phơi khô. Tại Mexico, người ta đã lấy trứng của loài kiến đen khổng lồ có tên khoa học là Liometopum làm phô mai. Tại Việt Nam, ở Sơn Ðộng, tỉnh Bắc Giang cũng có món xôi trứng kiến khá ngon miệng. Còn ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng bào không chỉ dùng trứng kiến làm gỏi, nấu canh mà còn chế biến ra 1 loại muối kiến vàng ăn với thịt bò “một nắng hai sương” rất hợp.
Ban đầu các món từ trứng kiến và… con kiến không được phổ biến mà được xem như đặc sản, thực khách nào muốn ăn cũng chỉ để chinh phục cảm giác của mình. Không bao lâu sau đó, các món được chế biến từ trứng kiến bỗng được chuộng với rất nhiều món ngon như: xôi trứng kiến, chả trứng kiến, bánh nếp nhân trứng kiến, gỏi trứng kiến, canh trứng kiến, trứng kiến xào lá bầu… và trở thành món hút khách bởi vị ngon cùng lợi ích mà nó mang lại.
Xôi trứng kiến. |
Khoảng tháng 4/2014, tôi có đến làng Le (Kon Tum), được anh bạn A Pin, người Rơ Mân, đãi món gỏi trứng kiến vàng. Sợ! Ðó là cảm giác đầu tiên khi được vào rừng “săn” trứng kiến. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, mùa trứng kiến khoảng tháng Ba, tháng Tư (âm lịch), khi ấy trứng mẩy, ngon, bùi và có màu trắng sữa (cũng có loại vàng ánh) to gần bằng hạt gạo. Săn trứng kiến phải chọn ngày ráo mà đi vì khi ấy tổ kiến được hạ (kiến thường làm tổ ở các cành cây cao), kiến trong tổ sẽ tản ra ngoài rất nhanh. Người săn kiến thạo chỉ cần nhìn tổ là biết có trứng mẩy hay tổ không có trứng. Tổ có trứng mẩy là tổ có màu đen bạc, thớ gồ to, nơi tổ “đậu” cành cây trĩu xuống, hoặc nếu kiến làm tổ bằng lá thì xem có màng trắng liên kết với các lá bọc bên ngoài, lớp màng ấy phủ đều khắp tổ thì tổ ấy sẽ nhiều trứng. Còn nếu tổ đen, xốp, nhẹ thì vẫn có trứng, nhưng ít vì trứng đã nở thành kiến cả rồi. Nhưng không phải kiến nào cũng ăn được, phải là kiến màu vàng ươm, màu nâu và đen gai. Tổ kiến lớn có thể thu về gần cả ký trứng.
Ðể có được trứng kiến không phải là chuyện dễ dàng, chỉ cần bất cẩn một chút, khi cây rung, kiến biết có động toả nhanh ra ngoài, một số thì ôm trứng, một số thì “bay” vào người, chui vô áo quần, tai, mũi và xông lên cả mắt cắn đến sưng người. Săn trứng kiến cần sự kiên trì, nhẫn nại và cả dũng cảm nữa.
Nói là theo A Pin săn trứng kiến, nhưng tôi chỉ dám đứng từ xa nhìn anh hạ tổ kiến xuống và xem cách anh gõ trứng từ trong tổ ra. A Pin dùng dao lách một đường giữa tổ, rồi tách tổ ra làm 2, ở dưới hứng một chiếc mẹt. Tổ vỡ, kiến chạy tán loạn, anh chặt mấy cành cây tươi đặt lên mẹt làm đường dẫn cho kiến đi mau. Một lúc sau, trên mẹt chỉ còn lại những hạt trứng kiến no tròn, trắng sữa như gạo. Trứng kiến làm được nhiều món. A Pin sàng sẩy, chọn lựa trứng kiến sạch, một phần anh nêm nếm ít gia vị rồi gói lá bầu đem hấp. Một phần anh dùng để làm gỏi. Món gỏi trứng kiến có cá suối lọc xương, băm nhuyễn, vắt nước; trứng kiến giã dập phơi nắng cho se. Sau đó trộn muối hột, ớt xanh, tiêu rừng cùng với thịt cá suối đã băm nhuyễn vắt sạch và trứng kiến giã dập đã se lại, thêm chút thính cho thơm. Khi ăn cuốn với lá sung, lá mơ lông. Trứng kiến gói lá bầu ăn bùi và thơm, còn món gỏi trứng kiến trong vị cay xé lưỡi của ớt xanh, tiêu rừng có vị ngọt của cá suối, vị béo của trứng kiến, thêm vị chan chát của lá gói tạo thành món ăn rất thú vị.
Canh trứng kiến. |
A Pin kể, người Rơ Mân xem trứng kiến như lộc rừng, như thuốc quý, khách quý đến thường đem ra đãi. Nhưng “lộc rừng” không có quanh năm, chỉ có vào mùa ấm áp. Ăn trứng kiến cũng không thể ăn vội (có thể với người mới ăn lần đầu do cảm giác ghê sợ mà ăn vội) mà phải ăn thong thả, ăn từ từ để thấm được vị bùi, béo của trứng kiến. So với những món côn trùng “độc, lạ” được chế biến thành món ăn như: bọ xít, mối, châu chấu… thì trứng kiến dễ ăn và bổ dưỡng hơn cả.
Thực ra không phải đợi A Pin đãi khách quý thì tôi mới được ăn trứng kiến, hơn chục năm trước, khi nhà tôi còn ở Madaguil (Lâm Ðồng) thì tôi đã được ăn món trứng kiến kho dưa cải và trứng kiến nấu canh lá lốt của đồng bào K’Ho. Canh trứng kiến nấu lá lốt rất thơm, ngon, cách chế biến cũng đơn giản. Hành củ và xả băm nhỏ phi thơm để riêng; trứng kiến đảo sơ qua chút dầu ăn, nêm nếp gia vị, cho nước dùng (xương hom ninh lấy nước thật trong), bỏ thêm cà chua thái miếng vào; đợi nước sôi, cà chua chín bỏ lá lốt (thái chỉ) cùng hành, xả phi, hành tươi thái mịn vào là hoàn tất nồi canh thơm lừng hương sả, hành, lá lốt hoà quyện, vị béo ngọt của trứng kiến, thú vị hơn nữa là khi những quả trứng kiến căng phồng nổ “tom tóp” trong miệng nghe rất vui tai.
Tôi rời làng Le vào sớm hôm sau, anh bạn A Pin của tôi tiễn tôi hết con đường làng. Tôi bảo với A Pin, tháng Tư năm sau sẽ trở lại làng Le để ăn “tiệc kiến”, A Pin cười hiền gật đầu. Ngôi làng hẻo lánh của người Rơ Mân nép dưới chân núi Chư Mom Ray (Sa Thầy, Kon Tum) huyền thoại lùi lại phía sau lưng...
Bài và ảnh: Nguyễn Thị Việt Hà