Dự ánxây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên và thay thế một phần đê đất bằng đê bê tông cốt thép trên địa bàn quận Ba Đình và quận Tây Hồ do Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Cầu vượt An Dương hiện chậm 2 tháng so với tiến độ dự kiến (Ảnh minh họa: ANTĐ) |
Sau hơn 10 tháng thi công xây dựng,ựáncầuvượtAnDương–đườngThanhNiêndựkiếnthôngxevàongàxem tỷ số giải tây ban nha đến nay, phần mở rộng đê Yên Phụ đã cơ bản hoàn thành, bao gồm hạng mục tường chắn đê bê tông cốt thép, hạ cos đê Yên Phụ (đoạn từ An Dương đến khách sạn Thắng Lợi) và thông xe, phục vụ việc đi lại của người dân. Phần cầu vượt An Dương đã hoàn thành việc lắp đặt dầm sắt cầu vượt, các đường lên xuống cầu.Theo tiến độ dự kiến ban đầu, đến nay, dự án đã chậm 2 tháng.
Tại buổi kiểm tra, đại diện chủ đầu tư cho biết có 4 nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ 2 tháng, một phần do điều kiện thi công phức tạp, khó khăn vì đoạn đường Nghi Tàm là tuyến giao thông huyết mạch, có lưu lượng giao thông lớn. Việc vận chuyển bùn đất khi thực hiện công tác hạ cos đê chỉ được thực hiện vào ban đêm để tránh làm ảnh hưởng đến giao thông và người dân.
Nguyên nhân khác là do thời tiết mưa nhiều gây ảnh hưởng lớn tới việc thi công hạ đê. Công tác phối hợp với đơn vị thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật (dự án khác) chưa nhuần nhuyễn. Tiến độ thi công tuyến điện 110kV dự kiến là 1 tháng, tuy nhiên thực tế mất 2,5 tháng cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Theo Chủ đầu tư, từ ngày 30/9, các hạng mục còn lại của dự án như trải thảm bê tông nhựa mịn phần cầu và đường, lắp đặt lan can thép, chiếu sáng trên cầu, trồng cây xanh vỉa hè sẽ được hoàn thành. Đồng thời, trong khoảng từ ngày 3/10 đến ngày 6/10, toàn bộ công trình sẽ được dọn dẹp vệ sinh để thông xe toàn bộ vào ngày 7/10 tới.
Tại buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề nghị các sở, ngành, quận Ba Đình, quận Tây Hồ và các đơn vị thi công dự án cần tiếp tục bám sát ý kiến chỉ đạo của Thành phố, tập trung 100% khả năng, chủ động thực hiện quản lý tiến độ, giao ban hàng ngày, kịp thời đề xuất những vấn đề phát sinh để thực hiện dự án đảm bảo chất lượng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý Chủ đầu tư và các đơn vị thi công nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, thường xuyên kiểm tra thiết bị, máy móc phục vụ việc thi công trước khi vận hành; đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động cho đội ngũ công nhân thực hiện dự án.
Đối với Chủ đầu tư, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải đảm bảo chất lượng thi công mặt đường, mặt cầu, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nứt, gãy, sụt lún; khắc phục ngay các nắp cống bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Các đơn vị thi công phải thường xuyên dọn dẹp công trường, thu gom, vận chuyển rác thải xây dựng ngay trong ngày, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và việc đi lại của người dân.
Các sở, ngành Thành phố quan tâm chỉ đạo việc khớp nối, phân luồng giao thông, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn giao thông, điểm đỗ xe buýt phù hợp, hạn chế tối đa các điểm xung đột, gây cản trở, ùn tắc giao thông, tạo điều thuận lợi cho người dân đi lại.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 312 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 12/2017. Theo tiến độ dự kiến ban đầu, đến nay, dự án đã chậm tiến độ 2 tháng.