【xếp hạng la liga tây ban nha】Dự kiến giảm 24 chi cục kiểm tra sau thông quan
Theựkiếngiảmchicụckiểmtrasauthôxếp hạng la liga tây ban nhao Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan), hiện nay 34/34 Cục Hải quan địa phương đều có Chi cục Kiểm tra sau thông quan.
Tuy nhiên, triển khai Luật Hải quan 2014, các văn bản hướng dẫn Luật và Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS thì dữ liệu được xử lý tập trung tại Tổng cục và truyền trực tiếp để Chi cục Hải quan thực hiện việc thông quan hàng hóa. Do vậy, công việc tham mưu về nghiệp vụ tại cấp trung gian (cấp Cục Hải quan) sẽ giảm và không cần phải xử lý nhiều các việc sự vụ.
Do đó, tổ chức bộ máy của lực lượng Kiểm tra sau thông quan dự kiến được sắp xếp lại như sau: Giữ Chi cục Kiểm tra sau thông quan của 10 Cục Hải quan (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Bắc Ninh).
Đối với 24 Cục Hải quan địa phương còn lại sẽ giao cho Cục Kiểm tra sau thông quan quản lý theo vùng (3 miền Bắc, Trung, Nam).
Đồng thời thành lập Đội Kiểm tra sau thông quan ở 10 Chi cục Hải quan hàng không, đường biển có khối lượng lớn và tính chất công việc phức tạp.
Các chi cục hải quan có quy mô nhỏ hơn, bố trí bộ phận chuyên trách thực hiện Kiểm tra sau thông quan tại Đội Quản lý thuế; trường hợp Chi cục không tổ chức Đội Quản lý thuế thì bố trí tại Đội Nghiệp vụ; trường hợp Chi cục không tổ chức Đội Quản lý thuế và Đội nghiệp vụ thì bố trí tại Đội Tổng hợp.
Đối với chi cục hải quan không có tổ chức cấp Đội, bố trí bộ phận kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ Kiểm tra sau thông quan.
Trong buổi làm việc với phóng viên Báo Hải quan mới đây, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) Dương Phú Đông cho biết, cơ cấu của Cục dự kiến được sắp xếp lại theo hướng hình thành 3 Chi cục Kiểm tra sau thông quan ở các khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và 5 phòng tham mưu.
Điều này vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện quy định mới của Luật Hải quan 2014 vừa phù hợp với nội dung Đề án tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định 1202/QĐ-BTC ngày 24-5-2013).
Trong đó, các Chi cục sẽ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, còn các phòng sẽ thực hiện chức năng tham mưu.
Với định hướng như trên, câu hỏi được đặt ra là các Chi cục Kiểm tra sau thông quan ở các khu vực trực thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ thực hiện việc kiểm tra như thế nào để tránh “dẫm chân” lên nhiệm vụ của Hải quan địa phương?
Giải đáp băn khoăn trên của phóng viên, ông Dương Phú Đông cho biết, các Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực chỉ tập trung kiểm tra các đối tượng DN lớn, các vụ việc phức tạp. Do đó, sẽ không có sự chồng lấn về nhiệm vụ với lực lượng “hậu kiểm” ở Hải quan địa phương.
Đối với những đơn vị sẽ giải thể Chi cục Kiểm tra sau thông quan, nhiệm vụ này sẽ được chuyển cho các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục, những vụ việc phức tạp sẽ do các Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực của Cục thực hiện.