TheốchộithôngquaLuậtĐườngsắtsửađổkqbđ đưco dự luật vừa được thông qua, một số ý kiến còn khác nhau của các đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng đã có giải trình, tiếp thu.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, có ý kiến ĐBQH đề nghị quy định cụ thể tỷ trọng đầu tư tối thiểu trong tổng vốn đầu tư cho ngành Giao thông vận tải (GTVT) để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) và đề nghị ấn định tỉ lệ này tối thiểu là 35%.
UBTVQH nhận thấy, đây là ý kiến rất tâm huyết nhằm tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực GTVT đường sắt để giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống GTVT. Tuy nhiên, nếu quy định cứng về tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực đường sắt trong tổng vốn đầu tư cho ngành GTVT sẽ khó khả thi trong thực tế, vì việc phân bổ nguồn vốn cho các phương thức vận tải cần phải đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng thời kỳ và đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, đồng thời cũng không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, quy định này được giữ nguyên như trong dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần bổ sung thêm các ưu đãi về thuế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển đường sắt. UBTVQH đã tiếp thu ý kiến của ĐBQH và kế thừa có mở rộng nội dung ưu đãi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Luật Đường sắt 2005. Theo đó, Dự thảo Luật đã quy định có ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được như tại điểm d khoản 2 Điều 6 của Dự thảo Luật.
Ngoài ra, cũng có ý kiến ĐBQH đề nghị cần phải hướng tới để đưa ngành đường sắt theo cơ chế thị trường chính là chuyển cơ chế từ phí sang giá. UBTVQH nhất trí với ý kiến này, nhưng việc chuyển từ cơ chế phí sang giá cần phải có thời gian. Hiện nay ở nước ta, KCHTĐS còn rất lạc hậu, chi phí vận hành đường sắt rất cao là nguyên nhân chính làm suy giảm năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải đường sắt so với các phương thức vận tải khác. Nhà nước đang áp dụng cơ chế phí từ doanh thu vận tải đường sắt khi sử dụng KCHTĐS do Nhà nước đầu tư.
Việc chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá để thu hút đầu tư kinh doanh thông qua các phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác KCHTĐS. Bên cạnh đó, vẫn cần áp dụng cơ chế phí như hiện nay để duy trì ổn định hoạt động, tránh có những tác động tiêu cực không cần thiết cho ngành đường sắt; đồng thời định hướng mở cho các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, kinh doanh KCHTĐS theo cơ chế thị trường. Do vậy, Dự thảo Luật đã đưa ra 02 cơ chế phí và giá là phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt hiện nay và cả trong một số năm sắp tới. Khi điều kiện cho phép sẽ chuyển hoàn toàn sang giá./.
Duy Thái