【kết quả newcastle hôm nay】Giai đoạn 2011 – 2015: Huy động vốn qua TTCK tăng gấp 4 lần
Một trong các lĩnh vực được báo cáo là các nội dung giám sát và chất vấn việc quản lý giá,đoạn–HuyđộngvốnquaTTCKtănggấplầkết quả newcastle hôm nay thực hiện lộ trình giá thị trường, tái cấu trúc và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), bảo hiểm, chống thất thu, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công.
Triển khai giá thị trường gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách
Báo cáo về từng vấn đề, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tích cực triển khai Luật Giá. Thực hiện cơ chế giá thị trường; bình ổn giá đối với hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, xăng dầu, than, dịch vụ y tế, giáo dục... gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo.
Cụ thể như, từ năm 2011, các hộ nghèo được hỗ trợ giá điện cho 50kWh/tháng, mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. Từ năm 2014, hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách khoảng 1.300 - 1.400 tỷ đồng/năm. Các đối tượng chính sách như trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại vùng đặc biệt khó khăn... được hỗ trợ 100% hoặc một phần chi phí đóng BHYT thông qua NSNN, quỹ BHXH.
Về việc thực hiện lộ trình tái cấu trúc và phát triển các TTCK, bảo hiểm, thời gian qua Chính phủ cùng các bộ, ngành đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý cơ bản để phát triển thị trường. Kết quả là mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 33% và thị trường trái phiếu đạt 23% GDP. Giá trị phát hành trái phiếu năm 2014 gấp gần 3 lần so với năm 2011, thanh khoản trên thị trường thứ cấp được cải thiện, giá trị giao dịch bình quân năm 2014 gấp 5,6 lần so với năm 2011. Số lượng nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tăng 89%, số lượng nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng 35%. Giai 2011-2015 quy mô huy động vốn qua TTCK ước tính tăng hơn 4 lần so với giai đoạn 2005-2010.
Đối với thị trường bảo hiểm, tổng doanh thu thị trường giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 17%/năm, tính đến cuối năm 2015 bằng khoảng 2% GDP.
98% kim ngạch xuất khẩu được thông quan điện tử
Về lĩnh vực thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng cho biết, ngành tài chính đã thực hiện một loạt các giải pháp bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; tăng cường thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, đã đẩy nhanh hiện đại hoá công tác quản lý; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thuế, hải quan. Qua đó, đã cắt giảm được 420 giờ nộp thuế, trên 98% các DN đã kê khai thuế qua mạng; 80% DN đã nộp thuế theo phương thức điện tử; trên 98% kim ngạch xuất nhập khẩu đã được thông quan điện tử.
Trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong khi nhu cầu tăng chi NSNN cho con người, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và đầu tư phát triển là rất lớn, Quốc hội cho phép duy trì bội chi NSNN ở mức phù hợp (bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,3% GDP, năm 2015 là 5%).
Trên cơ sở đó, Chính phủ thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật; ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nợ công. Chỉ sử dụng nợ công cho đầu tư phát triển. Việc điều hành vay và trả nợ thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được phê duyệt. Các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định. Cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Quản lý chặt chẽ hơn các khoản vay Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Tăng cường quản lý NSNN, từng bước cơ cấu lại các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo hướng lồng ghép, tiết giảm, bảo đảm các nhiệm vụ chi cần thiết, quan trọng và theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; xử lý nghiêm thất thoát, lãng phí.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng cho rằng một số hạn chế trong lĩnh vực này là cân đối NSNN còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao. Quản lý và sử dụng NSNN ở một số bộ ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ. Còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và lãng phí trong chi NSNN. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Việc sử dụng các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương ở một số dự án hiệu quả còn thấp. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhìn chung còn chậm.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, thời gian qua, công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được nỗ lực triển khai, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty; tập trung cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tính đến nay, đã sắp xếp được 464 DNNN, trong đó cổ phần hóa 404 DN. |
D.A
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Indonesia: Núi lửa Lokon "thức giấc"
- ·Trung, Nhật duy trì liên lạc về quần đảo tranh chấp
- ·Mỹ chỉ đánh chặn tên lửa của Triều Tiên khi bị đe dọa
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Trung Quốc bắt đầu quy trình bầu chọn lãnh đạo mới
- ·Thực hư Triều Tiên sở hữu máy bay không người lái
- ·Israel và Hamas đàm phán nới lỏng phong tỏa Gaza
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Nhật: Năm tàu hải giám Trung Quốc tới gần Senkaku
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Nhật Bản 18 năm sau vụ khủng bố bằng khí độc sarin
- ·Syria: Đánh bom kép nhằm vào câu lạc bộ sỹ quan
- ·Đánh bom kép tại Iraq, trên 30 người thương vong
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Đài Loan: xe buýt lao xuống vực, 13 người thiệt mạng
- ·Iran: Mất an ninh ở Syria sẽ đe dọa toàn bộ khu vực
- ·Nguy cơ cuộc chiến khí đốt Nga
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Trung Quốc dành 200 triệu USD cho biến đổi khí hậu