Sáng 26/12,ămcóvụánliênquanđếntíndụngđkq bong da chau au Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành ngân hàng góp phần hạn chế tín dụng đen.
Quy định thông thoáng hơn trong cho tín dụng nông nghiệp nông thôn
Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội là Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu trung tâm Hà Nội có các bộ, ban, ngành: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường, Hội Phụ nữ Việt Nam, Mặt Trận tổ quốc Việt Nam…
Tại hội nghị, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN đã hướng dẫn những điểm mới của Nghị định 116/2018/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn số 25/2018/TT- NHNN với những điểm mới thông thoáng như sửa đổi đối tượng khách hàng vay vốn cho phù hợp với quy định tại Bộ Luật dân sự 2015; nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa cũ; bổ sung quy định mở rộng đối tượng được vay không có tài sản bảo đảm đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
Nghị định cũng bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho khách hàng; bổ sung quy định về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp; bổ sung quy trình, thủ tục xử lý khoanh nợ và thẩm quyền thực hiện khoanh nợ đối với khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng…
Nghị định 116 ra đời cùng các giải pháp về tín dụng của ngành ngân hàng đã nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người nghèo, người có thu nhập thấp vùng nông thôn, góp phần hạn chế việc người dân tìm đến các nguồn vốn không chính thức khác.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các đại biểu tham gia hội nghị, thời gian qua tình hình tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy một thực tế là người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi.
Tín dụng đen vẫn hoành hành phức tạp
Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra (NHNN), tín dụng đen gây nhiều hệ lụy cho kinh tế xã hội, như mất an toàn trật tự, gây ra hiện tượng đòi nợ thuê bất hợp pháp, ảnh hưởng đến cả tính mạng người đi vay, khiến người đi vay có thể mất nhà, tài sản, đảo lộn cuộc sống, cơ hội làm ăn của người dân. Tuy nhiên, việc xử lý, nắm bắt thông tin về tín dụng đen gặp nhiều khó khăn, thường chỉ khi đổ vỡ mới bị phát hiện, có nguyên nhân là do nhu cầu vay thường không chính đáng nên người vay che giấu. Mặc dù cơ quan thanh tra đã phát hiện xử lý nhiều vụ việc liên quan tín dụng đen và có thông tin cảnh báo người dân nhưng tình trạng tín dụng đen thời gian qua vẫn tồn tại.
Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ Công an, 4 năm gần đây, toàn quốc đã có 7.624 vụ án liên quan đến tín dụng đen, với 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ huỷ hoại tài sản… Trong đó có 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn lãi suất cao với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, vỡ nợ dây chuyền. Hiện nay lực lượng Cảnh sát hình sự đang theo dõi 124 băng nhóm với 831 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi.
"Đối với hệ thống ngân hàng, mặc dù tín dụng đen chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng, nhưng nếu không quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng có thể sẽ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cho vay nặng lãi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng", ông Phạm Huyền Anh cảnh báo.
Tín dụng đen núp bóng P2P lending
Bên cạnh đó, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) Phạm Chí Quang cũng thông tin về các hình thức tín dụng đen lãi suất cắt cổ núp bóng dưới hình thức cho vay trực tuyến, cho vay ngang hàng P2P lending gây bức xúc trong xã hội trong thời gian gần đây. Theo ông Quang, quảng cáo không minh bạch, lãi suất cao phi thực tế, thậm chí nhiều đối tượng cho vay hoạt động dưới hình thức cầm đồ để cho vay nặng lãi, vượt xa mức trần 20% theo quy định tại điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 là những vấn đề mà mô hình cho vay ngang hàng (P2P) đang diễn ra. Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng núp bóng P2P để trốn thuế, rửa tiền, huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, đi vay trở thành nạn nhân hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.
Ông Phạm Chí Quang nhận định hoạt động cho P2P ở Việt Nam hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không được quản lý vận hành tốt, thì P2P không khác gì rủi ro đầu tư tài chính khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thông tin, rủi ro phòng chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng, có thể phát sinh bất ổn đến xã hội. Nói về rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải khi dùng P2P, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết: “Do thiếu ràng buộc pháp lý, thoả thuận giữa các bên tham gia P2P và tổ chức nền tảng không rõ ràng, chưa có cơ chế giám sát hậu kiểm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích người đi vay hay không. Trong hệ sinh thái như vậy, người đi vay đối mặt nhiều rủi ro mất tiền do không thực hiện đúng thoả thuận, lừa đảo, hoặc công ty không thực hiện đúng quy trình định danh và phòng chống rửa tiền”.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tín dụng đen là một vấn đề mà cả xã hội bức xúc, việc ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen là trách nhiệm nhiều cấp ngành, trong đó Bộ công an đi đầu, NHNN, các cấp chính quyền... NHNN xác định có trách nhiệm trong triển khai giải pháp của ngành ngân hàng để người dân tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đời sống hợp pháp hiện nay, đặc biệt vùng nông nghiệp nông thôn khó khăn, người nghèo./.
H.Y