Theữngmốinguytiềmtàbảng xếp hạng giải ngao báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội, trong giai đoạn từ tháng 7-2014 đến tháng 7-2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng, chưa kể 6.462 héc-ta rừng. Trung bình mỗi ngày cả nước xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng… Đáng nói là địa bàn xảy ra cháy ở thành thị chiếm tới 60,11%. Hiện nay cả nước vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, trong đó chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC (năm 2001) có hiệu lực. Thậm chí, công tác PCCC tại các chung cư cao tầng trong đô thị không chỉ có nhiều sơ hở mà còn là mảnh đất màu mỡ cho vi phạm pháp luật. Tính đến tháng 7-2018, cả nước còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Nguyên nhân chủ yếu, theo báo cáo của Chính phủ, là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt các hệ thống, thiết bị PCCC không đồng bộ, kém chất lượng, dẫn đến hệ thống không hoạt động theo chức năng nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu về PCCC. Mặt khác, do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật PCCC. Trong khi đó, việc xử lý đối với các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến mặt bằng, kết cấu xây dựng và kinh phí đầu tư khắc phục. Là người dày dạn kinh nghiệm thực tế, Đại tá Lê Tấn Bửu, nguyên Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM nhấn mạnh, những quy định về cứu hộ cứu nạn, cần được nâng lên thành pháp lệnh; trong đó cụ thể hoá vai trò của đơn vị thường trực. Đối với đô thị, nhất là 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội và TPHCM-PV), cũng cần có cơ chế đặc thù. Tán thành quan điểm này, Đoàn giám sát dự kiến đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động PCCC nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC, Cứu nạn cứu hộ nói riêng; ban hành chính sách đặc thù đối với lực lượng trực tiếp tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như chỉ đạo nghiên cứu quy định việc thành lập Hiệp hội PCCC tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên phạm vi cả nước. Trước mắt, có thể thí điểm thành lập Hiệp hội PCCC tại TPHCM. |