Ruốc biển được nhuộm phẩm màu ngay tại bãi biển Gành Đỏ,ốcbiểnnhuộmphẩmmàuNgườiViệtđangđầuđộcđồngbàomìbdkq mu Phú Yên
Làm màu cho ruốc biển bằng phẩm màu
Dưới chân đèo Gành Đỏ, Sông Cầu, Phú Yên, các thương lái thu gom ruốc tươi từ những ngư dân đánh bắt sau đó qua công đoạn “ tạo màu”, ruốc biển được đưa đi tiêu thụ dưới con mắt ngỡ ngàng của không ít khách du lịch.
Chia sẻ trên mạng xã hội, chị My Lê viết: “Mới đây tôi quay lại Gành Đỏ, một việc làm của bà con ngư dân nơi đây khiến tôi vừa tò mò vừa rất ngạc nhiên: nhuộm đỏ con ruốc!
Người ta pha bột màu đỏ vào thùng nước lớn và đổ trực tiếp vào những giỏ ruốc tươi rói trắng ngà, chỉ ít phút nhiều giỏ ruốc tươi được phù phép thành màu hồng nhạt”, chị My Lê cho biết.
Quá trình tẩm màu cho con ruốc biến được chị My Lê ghi lại đã vấp phải những phản ứng gay gắt của người dân nơi đây. Kèm theo những lời dọa dẫm và những ánh mắt hình viên đạn khiến cho những shot hình không ghi đầy đủ được các công đoạn làm màu cho ruốc.
Ruốc biển nhuộm phẩm màu cho đẹp mắt nhưng nguy hại tới sức khỏe người sử dụng
Sau khi thông tin và hình ảnh được chị My Lê chia sẻ trên trang cá nhân đã có rất nhiều phản hồi bày tỏ sự phản ứng gay gắt với hành vi của người dân nơi đây. Và chỉ sau ít giờ công bố, những bức ảnh của Lê My được chia sẻ trên 8.000 lượt và nhận được gần 7.500 lượt like.
Lê My cho biết, để đảm bảo bí mật đời tư chị đã cắt phần mặt những người liên quan nhưng chị vẫn cương quyết với việc công bố của mình: “Miễn sao tôi thấy việc tôi làm là đúng trách nhiệm và không làm ngơ với điều sai trái đang diễn ra ngay trước mắt mình”.
Những bức ảnh của My Lê chia sẻ trên mạng thực sự gây sốc cho người xem khi vấn đề thực phẩm bẩn và những cái chết bởi căn bệnh ung thư đang là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng Việt.
Phẩm màu độc hại thế nào?
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm, đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích lũy lâu dài có thể dẫn đến ung thư".
Người tiêu dùng nên thận trọng khi lựa chọn ruốc biển có màu sắc bất thường
Cùng quan điểm, bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cũng cho hay, việc sử dụng phẩm màu bừa bãi trong thực phẩm sẽ nguy hại khôn lường đối với sức khỏe.
PGS.TS Trương Vĩnh (Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết, phẩm màu tổng hợp hóa học là các phẩm màu được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hóa học, chẳng hạn Amaranth (đỏ), Brilliant blue (xanh), Sunset yellow (vàng cam), Tartazine (vàng chanh). Ưu điểm của các phẩm màu tổng hợp là độ bền màu cao, chỉ cần một lượng nhỏ đã cho màu đạt yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, nó có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Hiện nay, có nhiều người, nhiều cơ sở chế biến thực phẩm lại chuộng phẩm màu hóa học vì chúng thường đem lại màu sắc đẹp cho thực phẩm, không bị bay màu trong quá trình chế biến và giúp cho món ăn bắt mắt, hấp dẫn mà không dễ bị hỏng.
Theo các chuyên gia, để phân biệt, người tiêu dùng nên lưu ý thực phẩm được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn đồ ăn dùng màu tự nhiên.
5 vụ bê bối thực phẩm bẩn gây chấn động thế giới năm 2015