88Point88Point

【ty so truc tuyen bong da lu】Bàn giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến và xuất khẩu gỗ

thu tuong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh ĐDoãn

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ ngành,àngiảipháppháttriểnbềnvữngngànhchếbiếnvàxuấtkhẩugỗty so truc tuyen bong da lu lãnh đạo các địa phương có ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển, một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội và 500 doanh nghiệp (DN) đại diện cho 4.500 DN trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

Ngành liên quan đến gỗ đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng và phân tích những cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho DN chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tận dụng cơ hội thị trường hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và phát triển bền vững những năm tiếp theo.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đang dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 Châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu lâm sản, đặc biệt là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2010 – 2017 và đạt hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.

“Bên cạnh việc đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, ngành chế biến lâm sản hiện nay với khoảng 4.500 DN, trong đó khu vực tư nhân chiếm 95% đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm trong các cơ sở chế biến và cho hàng triệu lao động trồng ở khu vực nông thôn miền núi, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế bền vững” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

bo truong bo ngong nghiep
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề xuất giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu nhanh, bền vững. Ảnh ĐDoãn

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp ngành ngành chế biến gỗ lâm sản, xuất khẩu tăng trưởng nhanh cũng như phát triển bền vững. Đại diện các bộ, ngành, hiệp hội và nhiều doanh nhân cũng kiến nghị và đề xuất với Thủ tướng nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Phát triển phải dựa trên nguồn gỗ hợp pháp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao vai trò ngành chế biến lâm sản trong việc đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ngành đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD năm 2017, tăng 2,7 lần trong thời gian 10 năm là một kết quả ấn tượng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng DN, tinh thần lao động hăng say của đội ngũ công nhân và người lao động để đạt được những kết quả tích cực như ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng nhìn nhận những vấn đề khó khăn, thách thức mà DN ngành gỗ đang gặp phải. Đó là nguồn nguyên liệu phát triển chưa bền vững, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu có chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Sự hợp tác và liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn yếu. Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Việt Nam. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu phù trợ mới bước đầu phát triển nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam…

toan canh
Hội nghị thu hút khoảng 500 doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ xuất khẩu tham dự. Ảnh ĐDoãn

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định về tầm nhìn của ngành công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025 và cả sau này, đó là Việt Nam phải trở thành một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là tuyên ngôn cho cả thế giới biết rõ quyết tâm của Việt Nam không phải phát triển bất chấp hậu quả mà phát triển sản xuất bền vững, có trách nhiệm đối với môi trường.

“Ngành chế biến gỗ trong thời gian tới cần định hướng phát triển bền vững dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ quản lý phù hợp và tay nghề cao cùng với hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả..." - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh./.

Đỗ Doãn

赞(39)
未经允许不得转载:>88Point » 【ty so truc tuyen bong da lu】Bàn giải pháp phát triển bền vững ngành chế biến và xuất khẩu gỗ