【ty so leicester】Kính ngắm 'cực dị' của VĐV bắn súng Olympic có tác dụng gì?

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:44:21 评论数:
(VTC News) -

Tại Olympic Paris ínhngắmcựcdịcủaVĐVbắnsúngOlympiccótácdụnggìty so leicester2024, chiếc kính ngắm có dáng vẻ như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng là phụ kiện phổ biến với các VĐV bắn súng.

Một trong những bộ môn Olympic được quan tâm nhất hiện tại trên mạng xã hội hiện tại có lẽ là bắn súng, phần lớn nhờ vẻ ngoài và phong thái vô cùng độc đáo của các VĐV tham gia môn này. Nổi bật phải kể đến "nữ idol" mới nổi Kim Ye-ji cùng thần thái được khen như bước ra từ một bộ phim hành động.

Cư dân mạng đang phát sốt vì thần thái như sát thủ phim hành động Hollywood của Kim Ye-ji (Hàn Quốc). (Ảnh: BBC Sports)

Cư dân mạng đang phát sốt vì thần thái như sát thủ phim hành động Hollywood của Kim Ye-ji (Hàn Quốc). (Ảnh: BBC Sports)

Trang phục, dáng đứng, vẻ mặt lạnh lùng, bình thản của xạ thủ này khi giành vàng đặc biệt gây chú ý. Tuy nhiên, có một phụ kiện khiến ai cũng không thể không để ý là chiếc kính kỳ lạ được cô đeo trên mặt. Phụ kiện này cũng được trang bị bởi nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh của đoàn Việt Nam và hình ảnh khuôn mặt bị hằn do chiếc kính này của cô cũng gây chú ý.

Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh đeo kính ngắm.

Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh đeo kính ngắm.

Trong khi đó, "ông chú" 51 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ Yusuf Dikec lại đang gây sốt bởi dáng vẻ quá bình dân, có phần khác xa Kim Ye-ji khi đút tay túi quần, đeo kính chỉnh khúc xạ thông thường mà vẫn "giật bạc" trong nội dung 10 m súng ngắn hơi. Cư dân mạng hết lời khen ngợi xạ thủ này vì không cần kính ngắm vẫn đạt thành tích tốt. Vậy loại kính ngắm được các VĐV bắn súng sử dụng có gì đặc biệt?

Xạ thủ Yusuf được cư dân mạng mệnh danh là "ông chú" và gây sốt vì "chấp" đối thủ kính ngắm. (Ảnh: X)

Xạ thủ Yusuf được cư dân mạng mệnh danh là "ông chú" và gây sốt vì "chấp" đối thủ kính ngắm. (Ảnh: X)

Mặc dù có vẻ ngoài phức tạp, nhưng loại kính này bao gồm 3 bộ phận cơ bản: thấu kính, mống mắt cơ học và tấm che được treo trước một bên mắt. Thấu kính giúp xạ thủ tập trung vào điểm ngắm và căn chỉnh với mục tiêu trong lúc ngắm.

VĐV súng ngắn hơi của Đội tuyển Hoa Kỳ Lexi Lagan cho biết: "Chúng tôi thường muốn có một tấm chắn ở một bên, và bên kia có thể là tròng kính theo toa cho mắt của bạn hoặc một tròng kính màu, tùy thuộc vào môi trường khi chúng tôi bắn".

Cần biết, thấu kính này không giúp phóng đại hay làm xạ thủ nhìn rõ mục tiêu hơn, mà chỉ hỗ trợ mắt trong quá trình "khóa nét" vào điểm ngắm, tương tự một chiếc máy ảnh.

Tuy nhiên, trong quá trình "khóa nét" vào điểm ngắm, mục tiêu sẽ bị mờ do nằm ngoài vùng lấy nét của mắt. Để mục tiêu vẫn sắc nét, mống mắt cơ học được đưa vào sử dụng.

Mống mắt cơ học này có tác dụng giống lá khẩu trên ống kính máy ảnh, khi càng khép vào sẽ giúp độ sâu trường ảnh càng lớn và vùng nét càng rộng, từ đó đưa mục tiêu vào mức độ nét chấp nhận được. Ngoài ra, nó có thể kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt hoặc chống lóa khỏi môi trường ánh sáng của trường bắn.

Bản thân tròng đen của mắt người cũng có "lá khẩu" tự nhiên nhằm điều chỉnh độ lớn của đồng tử cho ánh sáng đi vào. Đồng tử càng nhỏ, vùng nét của trường nhìn càng lớn. Một ví dụ dễ hiểu là nếu bạn bị cận hoặc lão, việc nheo mắt nhằm làm giảm hơn nữa lượng ánh sáng đi vào đồng tử sẽ khiến những vật ở quá xa hoặc gần trở nên nét hơn một chút.

Mống mắt cơ học này giúp điều chỉnh độ sâu trường ảnh tương tự như lá khẩu của ống kính máy ảnh.

Mống mắt cơ học này giúp điều chỉnh độ sâu trường ảnh tương tự như lá khẩu của ống kính máy ảnh.

Miếng che thì không có gì phức tạp so với 2 bộ phận kia. So với mống mắt cơ học, nó đóng vai trò tương đối đơn giản như Lagan giải thích và được sử dụng để chặn tầm nhìn từ mắt kia thay vì phải nhắm trong suốt cuộc thi, gây mỏi mắt.

Nói tóm lại, thiết bị này không phải vật dụng điện tử nào cao cấp mà chỉ là công cụ quang học rất đơn giản về nguyên lý. Chúng cũng không giúp xạ thủ bắn dở thành bắn tốt mà chỉ có vai trò hỗ trợ ngắm bắn. Bên cạnh việc ngắm chuẩn xác, các kỹ năng như canh thời gian, nhịp thở, giữ thăng bằng, giữ chắc tay... cũng quan trọng không kém, và ở đẳng cấp cao nhất như Olympic, chỉ 1% lợi thế đôi khi cũng tạo ra khác biệt lớn.

Thạch Anh