游客发表

【kq bd thuy dien】Bài 2: Lãng phí kéo lùi sự phát triển của đất nước

发帖时间:2025-01-10 15:14:27

Bài 1: Chống lãng phí – Tạo nền móng vững chắc đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Bài 2: Lãng phí kéo lùi sự phát triển của đất nước
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Phủ Lý, Hà Nam) sau 6 năm khánh thành nay vẫn bỏ hoang. Ảnh tư liệu

PV: Trong bài viết về chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định “lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”. Theo ông, tình trạng lãng phí hiện nay thể hiện như thế nào?

Bài 2: Lãng phí kéo lùi sự phát triển của đất nước

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Đúng như nhận định của Tổng Bí thư, tình trạng lãng phí có thể nhìn thấy phổ biến ở nhiều lĩnh vực, đối tượng khác nhau, cả lãng phí hữu hình và vô hình. Từ chuyện rất nhỏ như đi muộn 5 phút trong cuộc họp, nhân lên với thời gian của hàng trăm người chờ đợi sẽ thành trở thành con số lớn. Hay trong đời sống người dân, có thể thấy sự lãng phí khi tiếp khách, tổ chức hiếu hỉ với hàng trăm mâm cao cỗ đầy, kéo dài vài ngày… dù nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hiện đã khác nếp xưa rất nhiều.

Chúng ta thường rất bất bình với những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhưng lãng phí cũng gây thiệt hại không hề kém và lại khó để nhận diện, xử lý. Chẳng hạn những con đường được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng chỉ có một đoạn không giải phóng được, thành ra ách tắc kéo dài, không thể triển khai. Hay những dự án lớn nhưng chuẩn bị đầu tư không kỹ, lựa chọn nhà thầu không tốt… dẫn đến đội vốn lớn, chậm tiến độ.

Lãng phí không chỉ ở những thứ nhìn thấy được. Cơ hội mất đi cũng là sự lãng phí lớn. Khi chúng ta ở thời kỳ dân số vàng, nếu chúng ta tận dụng được triệt để lợi thế dân số thì sẽ đưa đất nước đi lên mạnh mẽ. Ngược lại, không tận dụng được, thời kỳ đó qua đi, thì cơ hội đã mất. Ngay trong công tác cán bộ cũng vậy, yếu tố con người rất là quan trọng trong mỗi tổ chức, tập thể. Nếu như người lãnh đạo sáng suốt, đủ năng lực, phẩm chất thì cả tổ chức phát triển và ngược lại.

Tất nhiên, các yếu tố lãng phí này rất khó định tính, định lượng. Có thể ví nó như những lỗ rò khó thấy trên một con tàu lớn. Nếu con tàu bị vết thủng lớn thì thường sẽ được chú ý ngay và khắc phục. Nhưng những lỗ rò nhỏ thì thường khó thấy, dễ bị chủ quan, không cho là quan trọng. Nhưng nhiều lỗ rò nhỏ dần dần có thể đánh chìm một con tàu.

PV: Sau khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 74 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP với những kiến nghị, giải pháp. Ông đánh giá thế nào về việc triển khai Nghị quyết?

Cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát

Hệ thống pháp luật hiện nay về thực hành tiết kiệm, chóng lãng phí đã là cơ bản. Vấn đề là cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát, bao gồm hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và thậm chí của cá nhân đại biểu Quốc hội và đại biểu dân cử nói chung, HĐND các cấp" - Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ.

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Nghị quyết số 74 năm 2022 đã đánh giá được tổng thể thực trạng, chỉ rõ được nguyên nhân và cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách pháp luật về THTK, CLP.

Nghị quyết đã bắt đúng bệnh và “điểm mặt, chỉ tên” những dự án ở nhiều lĩnh vực đang để lãng phí, thất thoát. Vấn đề hiện nay là ở khâu hậu giám sát. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội thì trước hết các cơ quan chức năng phải chỉ đạo, đặc biệt là với các dự án lãng phí, thất thoát đã được nêu thì cần có những giải pháp ngay và luôn để khắc phục.

Sau gần 2 năm Nghị quyết ra đời, bên cạnh việc yêu cầu báo cáo kết quả, cần đánh giá xem đã có chuyển biến gì, nếu chưa chuyển biến thì có sự đôn đốc, nhắc nhở… Công tác hậu giám sát phải được tăng cường hơn nữa qua việc kiểm tra, đôn đốc quyết liệt, làm rõ trách nhiệm.

PV: Nếu giải pháp là “đôn đốc, nhắc nhở” thì liệu có đủ hiệu quả hay không, thưa ông?

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Bối cảnh hiện nay thì các cơ quan cũng rất nhiều công việc. Chúng ta vừa đôn đốc, vừa nhắc nhở, nếu đôn đốc nhiều lần thì tất nhiên phải có giải pháp. Nhưng ít nhất, Nghị quyết mới được thực hiện thì phải có sự nhắc nhở, đôn đốc để tránh việc Nghị quyết chỉ nằm trên giấy, đến đợt giám sát sau, tất cả những cái vấn đề, bất cập đã được nêu vẫn còn nguyên giá trị.

PV: Hiện nay, chế tài về xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao. Luật THTK, CLP đã quy định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu, việc xử lý vi phạm trong xảy ra lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở. Theo ông có cần những chế tài mạnh hơn?

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Trong các giải pháp, tôi cho rằng quan trọng nhất hiện nay là nâng cao nhận thức. Nhận thức không chỉ của các cơ quan Nhà nước mà phải của toàn xã hội, của từng người dân, bởi lãng phí đang là rất phổ biến ở khắp nơi trong đời sống kinh tế xã hội. Từ nhận thức đó sẽ thống nhất được trong hành động. Khi đã thống nhất hành động rồi, tôi cho rằng cũng cần tăng cường chế tài về xử phạt, chế tài về trách nhiệm của những người đứng đầu để xảy ra lãng phí, thất thoát.

PV: Theo ông, vai trò của Quốc hội cần phát huy thêm ở góc độ nào để việc THTK, CLP hiệu quả hơn?

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Trong lĩnh vực lập pháp của Quốc hội, tôi cho rằng hệ thống pháp luật hiện nay về THTK, CLP đã là cơ bản. Vấn đề là cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát, bao gồm hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và thậm chí của cá nhân đại biểu Quốc hội và đại biểu dân cử nói chung, HĐND các cấp.

Qua các hoạt động, cần tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri và nhân dân để phát hiện khoảng trống về mặt pháp lý cũng như phát hiện những vấn đề hiện nay đang gây thất thoát, lãng phí, bức xúc trong nhân dân. Không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, mà ở mọi lĩnh vực, từ văn hóa, giáo dục hay cả quốc phòng, an ninh. Nếu chúng ta không chú ý, không coi trọng thì sẽ tích tiểu thành đại, góp gió thành bão, kéo lùi sự phát triển của đất nước.

PV: Xin cảm ơn đại biểu!

Coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hàng ngày

Trong bài viết về chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới.

Theo đó, cần xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm

    热门排行

    友情链接