Thời gian qua,ửldứtđiểmtnhtrạngnợđọngxydựngcơbảsoi kèo nữ tây ban nha do nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Một số hậu quả có thể kể ra như công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện... Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nhận thức đúng tác động bất lợi do nợ đọng xây dựng cơ bản gây ra; phải lập lại kỷ cương trong đầu tư xây dựng cơ bản, khắc phục nợ đọng xây dựng cơ bản. Thủ tướng yêu cầu coi xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản là một nội dung quan trọng của tái cơ cấu đầu tư công, đồng thời, là một trong các giải pháp để ổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Từng địa phương phải kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua. Đồng thời, phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Thủ tướng yêu cầu các địa phương xây dựng phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, bảo đảm đến hết năm 2015 phải hoàn thành việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Từ năm 2013, các địa phương phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và coi đây là chỉ tiêu bắt buộc trong quy trình tổng hợp, bố trí và giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách địa phương; bảo đảm hàng năm trước ngày 20/5 phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản. Những địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn thì không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án; đồng thời, phải thực hiện đình hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định. Theo SGGPO |