Ông Pan,ườiđànôngtuổibịviêmtụycấpmỡmáucaochỉvìhayănthựcphẩmnàkết quả bíng đá 47 tuổi, đến từ Trung Quốc có tiền sử bị viêm tụy cách đây 10 năm, các triệu chứng thường xuyên tái phát sau khi điều trị. Một ngày, ông Pan cảm thấy đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt, nhịp tim tăng, gia đình vội vã đưa ông đến bệnh viện cấp cứu.
Gần đây, triệu chứng bệnh viêm tụy của ông Pan trở lại và trầm trọng hơn trước. - Ảnh minh họa
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra bác sĩ thấy chỉ số enzyme Lipase của ông Pan tăng cao, được chẩn đoán là viêm tụy cấp, chỉ số mỡ máu cao hơn 40 lần so với giới hạn bình thường, đe dọa tính mạng. Nhanh nhất có thể, đội ngũ bác sĩ lập phác đồ áp dụng phương pháp trao đổi huyết tương kép với máu lọc của bệnh nhân.
Sau một đêm lọc, đã lấy được 300ml mỡ trắng đục như sữa ra khỏi máu ông Pan. Lúc này, các chỉ số đã giảm xuống mức an toàn, nhịp tim, huyết áp và các dấu hiệu khác trở lại bình thường, ông Pan dần qua khỏi cơn nguy hiểm.
Các bác sĩ đã lọc ra 300ml mỡ trắng từ máu ông Pan.
Sau khi trò truyện về thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ trực tiếp điều trị cho ông Pan cho biết, tình trạng tăng mỡ máu nặng như ông Pan rất hiếm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Với tiền sử bị bệnh viêm tụy, đồng nghĩa với việc phải duy trì chế độ ăn uống khoa học nhưng ngược lại người đàn ông 47 tuổi lại vô tư ăn thực phẩm giàu tinh bột, chất béo, mỡ và nội tạng động vật. Cộng với việc trước khi nhập viện, ông Pan uống rượu rất nhiều. Dưới sự kích thích của rượu, bệnh khởi phát đột ngột khiến lipid máu tăng nhanh và nhiễm trùng nghiêm trọng, khó kiểm soát.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho ông Pan rằng sau khi được xuất viện, cần hết sức chú ý đến cách ăn uống để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là một bệnh lâm sàng với khởi phát nhanh và thay đổi nhanh chóng. Suy đa tạng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
Nguyên nhân phổ biến của viêm tụy cấp là: sỏi đường mật, uống rượu, ăn quá nhiều, tăng lipid. Theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, nó có thể được chia thành ba loại: nhẹ, trung bình và nặng.
Đối với viêm tụy cấp tính nặng, cần phải ở trong phòng chăm sóc đặc biệt để đối phó với các triệu chứng suy nội tạng. Đối với viêm tụy đường mật, cần phải phẫu thuật nội soi khẩn cấp để giải nén mật và loại bỏ sỏi bị giam giữ.
Người viêm tụy cần tránh ăn thực phẩm gì?
- Bánh mì và tinh bột
- Quả bơ, rau xào nhiều dầu mỡ
- Rượu bia và sữa
- Nguồn thịt và protein
- Kẹo và món tráng miệng
- Hạn chế thêm chất béo và dầu nấu ăn
An An (Dịch theo QQ)
Đi tiểu ra máu, người đàn ông Phú Thọ phát hiện ung thư thận di căn
- Dù vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường nhưng ông T. bị đi tiểu ra máu suốt mấy ngày liền, khi đến BV khám, bác sĩ kết luận ông bị ung thư thận đã di căn vào phổi.