游客发表
Gần đây,ợcôngtuycaonhưngvẫnantoàxem ket qua bong đa trên một số các phương tiện truyền thông đã công bố một nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay tỷ lệ nợ công hiện nay đang chiếm 66,4% GDP.
Hồi đáp thông tin trên, đại diện Bộ Tài chính - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: Theo nghiên cứu của đơn vị này, con số nợ công phải cộng thêm 5% dự phòng gồm dự phòng vay về cho vay lại mà không đòi được, dự phòng biến động tỷ giá...
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, đó là cách của người nghiên cứu. Thực chất, theo thông lệ quốc tế cũng như quy định trong Luật Quản lý nợ công, nợ công phải được tính đúng tính đủ. Trên thế giới hiện nay, không có quốc gia nào cộng con số dự phòng 5% vào nợ công mà chỉ được đưa ra mang tính cảnh báo.
Trong cách tính nợ công của Việt Nam, các khoản mà Nhà nước vay về đều dành đầu tư cho các dự án trọng điểm, số này đã được tính vào nợ công. Các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước thì phải thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp tự đi vay và tự chịu trách nhiệm về khoản vốn đó.
"Khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ được đưa vào nợ công trong trường hợp Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ đó. Đây là thông lệ quốc tế và trong thời gian tới, Luật Quản lý nợ công cũng được thực hiện đúng theo hướng như vậy" - Thứ trưởng nói.
Về tỷ lệ an toàn, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: Hiện nay, trong Luật Quản lý nợ công, trong Nghị quyết của Quốc hội cũng như trong tổ chức thực hiện của Chính phủ đều tuân thủ ngưỡng nợ công tối đa là 65% GDP.
Trong báo cáo kế hoạch 5 năm, Bộ Tài chính luôn xây dựng dự toán với số nợ công không bao giờ vượt quá 65% GDP. Hơn thế nữa, theo thông lệ quốc tế, một quốc gia có tỷ lệ nợ công 65% GDP chỉ được coi là an toàn khi quốc gia đó tăng trưởng 3% trở lên và bội chi dưới 5%.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu tính đủ 50.000 tỷ đồng vốn ODA thì nợ công của Việt Nam năm nay ở mức 63,2%, tăng trưởng 6,5% và bội chi 5%. Đây là mức cao nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接