发布时间:2025-01-27 13:20:00 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Sản xuất,ầnnửalaođộngtạicácdoanhnghiệpgỗmấtviệcdodịkataller toyama thương mại đình đốn, ngành gỗ TPHCM kêu cứu | |
Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tại Mỹ và EU |
Nhiều doanh nghiệp gỗ đề nghị Chính phủ hỗ trợ trả lương thất nghiệp cho các lao động bị mất việc. Ảnh: N.H |
Khảo sát được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu các Hiệp hội: Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa), Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Bình Định (FBA Bình Định) và tổ chức Forest Trend.
Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 89 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, 7 doanh nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo và 28 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ, viên nén nguyên liệu, sản xuất đồ gỗ phục vụ thị trường trong nước, doanh nghiệp thương mại cung cấp gỗ nguyên liệu.
100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Kết quả khảo sát đã cho thấy, tất cả doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong đó, có 76% số doanh nghiệp phản hồi cho biết mức thiệt hại ban đầu ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng; 24% còn chưa xác định được thiệt hại.
Trên một nửa (51%) số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất do dịch. Trong khi đó, 35% doanh nghiệp mặc dù hiện đang hoạt động bình thường nhưng phải sẽ tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
Đáng chú ý, có 105 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, tính đến cuối tháng 3/2020 đã có khoảng 45% lao động trong các doanh nghiệp này bị mất việc. Cụ thể, trước dịch Covid -19, tổng số lao động làm việc tại 105 doanh nghiệp này là 47.506 lao động. Khi đại dịch diễn ra có 21.410 lao động tạm nghỉ việc (tương đương 45% tổng lao động). Báo cáo này không tính các lao động bị nghỉ việc do các nhà máy dừng sản xuất vào cuối mùa vụ, hay công nhân không trở lại làm việc sau nghỉ Tết.
Do lượng lao động mất việc rất lớn, các doanh nghiệp kiến nghị những hỗ trợ về mặt tài chính từ Chính phủ để giúp đỡ nhóm lao động mất việc. Cụ thể, 78 DN đã đưa ra đề nghị Chính phủ hỗ trợ trả lương thất nghiệp cho nhóm lao động mất việc này, theo mức quy định tối thiểu của bộ Luật Lao động (1 tháng cho người lao động). Tổng tổng kinh phí yêu cầu là khoảng 146,7 tỷ đồng.
Sức ép thuế, phí, vốn vay ngân hàng
Về sức ép đối với các loại thuế, phí và bảo hiểm xã hội, 83 doanh nghiệp phản hồi trong khảo sát cho biết mức bảo hiểm xã hội mà các doanh nghiệp này phải đóng cho người lao động trong 1 tháng là khoảng 178,7 tỷ đồng. Cùng với đó, 50 doanh nghiệp cho biết tiền thuế GTGT phải nộp tính đến nay là 174,6 tỷ đồng; 73 DN chưa hoàn thiện khai báo thuế hoặc không đưa ra ý kiến.
Bên cạnh đó, 69 doanh nghiệp cho biết tổng thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính đến nay là gần 213 tỷ đồng; 54 DN chưa tính toán cụ thể số thuế phải nộp. Đối với tiền thuê đất, có 61 doanh nghiệp cho biết phải nộp gần 44 tỷ đồng mỗi năm cho kinh phí thuê mặt bằng sản xuất; 63 doanh nghiệp chưa đưa ra con số cụ thể kinh phí phải trả
Về dư nợ ngân hàng, có 96 doanh nghiệp cho biết đang vay vốn tại nhiều ngân hàng với tổng dư nợ khoảng 6.207 nghìn tỷ đồng, tương đương mức trung bình khoảng 64,7 tỷ đồng/doanh nghiệp. Ngoài ra, có 103 doanh nghiệp cho biết đang có nhu cầu vay vốn.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả của khảo sát này mới chỉ mang tính bước đầu. Để có những kết quả đầy đủ hơn về tác động của dịch, khảo sát cần mở rộng cả về quy mô doanh nghiệp tham gia cũng như các khía cạnh khác như thị trường đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp, hay các phản ứng khác nhau trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để chống chọi với dịch bệnh.
Mặc dù vậy, các tác động về thiệt hại kinh tế, co giảm quy mô sản xuất kinh doanh thậm chí đóng cửa nhà máy, cắt giảm lao động đã rất hiện hữu. Các tác động này ngày càng gia tăng trong tương lai, bởi quy mô của bệnh dịch hoành hành ngày càng nghiêm trọng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
Trong bối cảnh này, các hỗ trợ về tài chính của Chính phủ đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nhằm giảm tải các sức ép về tài chính lên doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là nhóm vừa bị mất việc và nhóm sẽ bị mất việc trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đưa ra các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để có thể sẵn sàng khôi phục sản xuất kinh doanh khi bệnh dịch được kiểm soát trong thời gian tới.
相关文章
随便看看