当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả trận việt nam hôm nay】Sớm có hướng dẫn chi tiết thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động

som co huong dan chi tiet thuc hien he thong quan ly hai quan tu dong

Ông Lê Đức Thành,ớmcóhướngdẫnchitiếtthựchiệnHệthốngquảnlýhảiquantựđộkết quả trận việt nam hôm nay Phó Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ (Tổng cục Hải quan).

Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng cục trưởng? Báo Hải quan phỏng vấn ông Lê Đức Thành , Phó Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ (Tổng cục Hải quan).

Đề nghị ông cho biết những vướng mắc phát sinh nào khiến việc thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động chưa được như kỳ vọng?

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Cục CNTT&TKHQ đã tham mưu, xây dựng dự thảo trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành 2 kế hoạch thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động. Đó là Kế hoạch 4098/KH- TCHQ ngày 21/6/2017 và Kế hoạch 3009/KH-TCHQ ngày 30/5/2018.

Trong đó, Kế hoạch 4098 đặt mục tiêu năm 2017 triển khai chính thức đề án Quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không và các kho, bãi, địa điểm thuộc cảng biển cảng hàng không tại 2 Cục Hải quan gồm Hải Phòng và Hà Nội.

Đồng thời, triển khai mở rộng đề án tại 11 cục Hải quan có cảng biển, cảng hàng không gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Cần Thơ.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên việc triển khai Hệ thống theo Kế hoạch 4098 còn không ít hạn chế, tồn tại. Đó là: Chậm ban hành các văn bản pháp lý (nghị định, thông tư), chậm ban hành Quyết định thủ tục điện tử đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, so với kế hoạch.

Về hạ tầng CNTT, còn một số vấn đề như: Hệ thống gặp một số vướng mắc về trao đổi thông tin với 3 DN kinh doanh cảng hàng không tại Nội Bài xuất phát từ việc các DN sử dụng nhiều chuẩn dữ liệu để trao đổi thông tin.

Hệ thống chưa có các chức năng để quản lý, theo dõi sự biến đổi hình thái của hàng hóa trong kho ngoại quan cũng như sự chuyển đổi chủ sở hữu của hàng hóa.

Việc tiếp nhận thông tin manifest hàng không còn gặp khó khăn cũng xuất phát từ nguyên nhân các hãng vận tải sử dụng nhiều chuẩn dữ liệu trong quá trình trao đổi thông tin.

Về quy mô triển khai, theo Kế hoạch 4098, dự kiến quý IV/2017 và 2018 sẽ triển khai mở rộng ra 11 cục hải quan có cảng biển. Tuy nhiên, đến thời điểm này quy mô triển khai còn rất hạn chế chưa đạt được yêu cầu...

Đối với Kế hoạch 3009, theo yêu cầu, đến thời điểm này các đơn vị phải hoàn thành việc rà soát đánh giá hiện trạng, xác định các DN triển khai và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai.

Tuy nhiên kết quả tổng hợp cho thấy, chỉ có 21/35 cục hải quan địa phương hoàn thành việc rà soát đánh giá hiện trạng, xác định các DN triển khai, trong số này mới có 14 cục xây dựng kế hoạch triển khai như: Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Điện Biên, Long An, Quảng Ngãi và Thừa Thiên – Huế…

Một số cục nêu kế hoạch đến năm 2019 mới triển khai Hệ thống như: Đồng Nai, Gia Lai – Kon Tum, Thanh Hóa.

Nhiều đơn vị mới nêu kế hoạch chung chung, chưa xác định rõ lộ trình, thời gian cụ thể kết nối và triển khai Hệ thống.

Có thể nói, chúng ta đang chậm tiến độ so với kế hoạch và nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, đến cuối 2018 chúng ta sẽ không thực hiện được mục tiêu nêu trong Kế hoạch 3009.

Trước hạn chế, bất cập nêu trên, tại Hội nghị đẩy mạnh thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động trên phạm vi cả nước (ngày 9/8), Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn kiên quyết yêu cầu các đơn vị không được lùi kế hoạch và quán triệt mục tiêu triển khai Hệ thống đúng Kế hoạch 3009 và đến 30/9/2018 phải cơ bản hoàn thành trên phạm vi cả nước. Theo ông, để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Tổng cục trưởng, cần tập trung các giải pháp có tính đột phá nào?

Hiện nay, về cơ sở pháp lý, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 68/2016/NĐ-CP để làm cơ sở cho việc triển khai.

Tuy nhiên, để thực hiện được chỉ đạo của Tổng cục trưởng, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất lớn từ các đơn vị hải quan địa phương.

Đó là, cần hoàn thành khảo sát, rà soát đánh giá hiện trạng, xác định các doanh nghiệp triển khai và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai.

Cử cán bộ là những người chịu trách nhiệm triển khai Hệ thống tham gia các lớp đào tạo về quy trình nghiệp vụ và hệ thống CNTT do Tổng cục Hải quan tổ chức.

Tổ chức các hội thảo, xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến cho CBCC và DN các thông tin, cách sử dụng Hệ thống, kế hoạch triển khai và các công việc cần chuẩn bị.

Giới thiệu, hướng dẫn và hỗ trợ các chi cục, các DN tìm hiểu trao đổi thông tin, yêu cầu kỹ thuật và xây dựng phần mềm kết nối với cơ quan Hải quan. Các chuẩn dữ liệu và yêu cầu kết nối kỹ thuật được Tổng cục Hải quan ban hành.

Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục (Cục CNTT&TKHQ, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Quản lý rủi ro) triển khai các nội dung theo kế hoạch đã xây dựng.

Theo dõi, hỗ trợ DN kinh doanh kho, bãi, cảng và doanh ngiệp XNK, hãng vận tải xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

Định kỳ ngày 15 hàng tháng, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan (qua Cục CNTT&TKHQ).

Đối với Cục CNTT&TKHQ, quán triệt chỉ đạo của Tổng cục trưởng tại hội nghị vừa qua, chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo hướng dẫn triển khai chi tiết trình lãnh đạo Tổng cục ban hành trong tuần này để các đơn vị thực hiện.

Ngoài ra, Cục tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT theo lộ trình; hỗ trợ các đơn vị trong tổ chức đào tạo tập huấn, tuyên truyền phổ biến đến doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra thử nghiệm phần mềm đầu cuối và đưa vào vận hành chính thức…

Xin cảm ơn ông!

分享到: