当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ lệ kèo bd tv】Thêm lời giải cho bài toán khan hiếm vật liệu xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh

Dự án thuộc trường hợp được chuyển tiếp thực hiện

Ngày 20/5/2024,êmlờigiảichobàitoánkhanhiếmvậtliệuxâydựngtạiTPHồChítỷ lệ kèo bd tv Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa thay thế Nghị định số 159/2018/NĐ-CP (hiệu lực thi hành từ ngày 5/7/2024).

Nghị định số 57/2024/NĐ-CP đã có quy định về lãi suất vay huy động vốn thực hiện dự án, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, xác định giá trị sản phẩm tận thu, nguyên tắc thanh toán giá trị phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu... đã giải quyết được cơ bản các vướng mắc của Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

Trong Nghị định số 57/2024/NĐ-CP cũng đã có điều khoản rất rõ về các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm trong vùng nước cảng biển do Bộ GTVT quản lý, thuộc trường hợp được chuyển tiếp (Điều 5. Quy định chuyển tiếp).

Căn cứ theo nội dung quy định của Nghị định số 57/2024/NĐ-CP; thì Dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia thuộc trường hợp chuyển tiếp quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP.

Thêm lời giải cho bài toán khan hiếm vật liệu xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh
Dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia.

Theo đó, dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia không phải thực hiện việc lựa chọn lại nhà đầu tư; mà thực hiện lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP; và Cục Hàng hải Việt Nam bàn giao nguyên trạng hồ sơ dự án đang quản lý cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án; thông báo cho nhà đầu tư;

Trên cơ sở hồ sơ điều chỉnh dự án đã được cơ quan có thẩm quyền có ý kiến đáp ứng điều kiện tiếp tục triển khai dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án rà soát chi phí thực hiện dự án, giá trị sản phẩm tận thu, phương án thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí thực hiện dự án và giá trị sản phẩm tận thu theo quy định tại khoản 7 Điều 29 của Nghị định số 57/2024/NĐ-CP…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án phê duyệt điều chỉnh dự án, ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư, nội dung hợp đồng phải đảm bảo theo quy định tại Điều 34, 35 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP. Trường hợp dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Nghị định số 57/2024/NĐ-CP có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án, Cục Hàng hải Việt Nam và nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng 03 bên…

Nhiều lợi ích thiết thực khi sớm triển khai thực hiện

Mới đây, tại Văn bản số 5709/CHHVN-KCHTHH ngày 9/12/2024 của Cục Hàng hải Việt Nam, về việc các dự án xã hội hóa nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí, không sử dụng NSNN tại khu vực TP.HCM, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Cục và nhà đầu tư thường xuyên trao đổi, phối hợp rà soát Dự án theo chỉ đạo của Bộ GTVT và quy định pháp luật.

Hiện Dự án Gò Gia là dự án được chuyển tiếp theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP của Chính phủ, vì vậy Cục Hàng hải Việt Nam, cơ quan quản lý có thẩm quyền không thể chấm dứt Dự án Gò Gia của nhà đầu tư đã tiến hành, mà các bước triển khai phải thực hiện tuân thủ quy định của Nghị định số 57/2024/NĐ-CP.

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Cục Hàng Hải Việt Nam đã bàn giao nguyên trạng hồ sơ “Dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia đoạn từ tim sông Tắc Ông Cu cắt vuông góc sông Gò Gia về phía thượng lưu (tới điểm lý trình 9,5 km) cho Sở GTVT TP. HCM vào ngày 08/8/2024.

Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty TNHH Thành Hồng Phát, đơn vị triển khai dự án cho biết, từ đó cho đến nay đã hơn 5 tháng, hồ sơ dự án vẫn không có tiến triển. Để một hồ sơ xã hội hóa kể từ ngày ký hợp đồng năm 2016 kéo dài đến ngày 21/12/2024 là một thời gian quá dài gây ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư, từ kinh tế đến tinh thần, thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Được biết, hiện TP.HCM đang rất khan hiếm vật liệu xây dựng, trong đó có cát san lấp, trong khi đó dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia đoạn từ tim sông Tắc Ông Cu cắt vuông góc sông Gò Gia về phía thượng lưu tới điểm lý trình 9,5 km nếu sớm được các cơ quan liên quan, đặc biệt là ở phía cơ quan của địa phương tháo gỡ thủ tục để triển khai thực hiện sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu cát san lấp cho TP.HCM, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

Cũng theo lãnh đạo Công ty TNHH Thành Hồng Phát, ngay sau khí ký hợp đồng với Cục Hàng hải Việt Nam tại Hợp đồng dự án số 22/2016/HĐNV-XHH ngày 13/10/2016, Công ty TNHH Công ty TNHH Thành Hồng Phát đã nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng số 205MD163140008 ngày 09/11/2016 do Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Bắc Sài Gòn phát hành; đồng thời thực hiện các thủ tục khác có liên quan như: xin đăng ký khối lượng sản phẩm tận thu, xin điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và thời gian thực hiện hợp đồng…

Nhưng cũng trong quá trình này, toàn bộ các dự án xã hội hóa nạo vét của các nhà đầu tư đã ký kết với Cục Hàng hải Việt Nam, đều phải tạm dừng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Văn bản số 14845/BGTVT-KCHT ngày 13/12/2016 của Bộ GTVT về việc tạm dừng các dự án xã hội hóa nạo vét để thực hiện rà soát, đánh giá lại các dự án do phải tuân thủ Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao ư(BOT).

分享到: