Trong ngôi nhà mình,ảochăntrulkhổkết quả giải ngoại hạng ý ông Út để cái xương đầu trâu còn nguyên cặp sừng cong, chiều cao hơn 1m ở vị trí trang trọng. Dò hỏi mới biết đây là món quà của “Vua trâu Lương Nghĩa” tặng ông... Câu chuyện về một vùng quê bạt ngàn, trù phú ven sông Cái được kể theo tiếng nghé ngọ của những con trâu giúp thay đổi đất này. Anh Khang khởi nghiệp với nghề nuôi trâu, 23 tuổi đã có đàn trâu 11 con. Ở Hậu Giang, xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) là địa phương có số lượng trâu nhiều nhất. Con trâu được dệt thành nhiều câu chuyện thực tế và huyễn hoặc... “Vua trâu” Lương Nghĩa Ông Út (Trần Văn Út) là cán bộ thú y xã Lương Nghĩa, kể tiếp chuyện cái đầu trâu: “Có người ở tận Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương tìm đến trả mấy chục triệu đồng nhưng tôi không bán. Điều quý giá ở đây không phải tiền mà là kỷ niệm. Quà tặng này do một người bạn thân thiết gửi lại, cũng là người nuôi trâu nổi tiếng ở đây”. Cái xương đầu trâu một người lớn rinh còn thấy nặng là dấu tích để lại của con trâu cụ gần 1.000kg, khi làm thịt trâu, nó đã có tuổi đời gần 40 năm. Ông Út nhớ: “Ngày xưa, trâu nhiều nhưng không phải nuôi để lấy thịt, đa phần là trâu yếu, bị thương mới bị làm thịt, còn bình thường trâu là một gia tài, nó quý như con cháu trong nhà vậy nên đâu có tùy tiện làm thịt”. Từ câu chuyện của ông Út, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hồng Ngự (ở ấp 6, xã Lương Nghĩa), người đàn ông phong cách sống đậm chất nông dân Nam bộ nhưng đã xây dựng cơ nghiệp từ con trâu ngay trên vùng đất rộng người thưa. Ông Út bên chiếc xương đầu trâu được lưu giữ mấy mươi năm nay, di vật còn lại của con trâu gần 1.000kg. Sinh ra trong gia đình đông con ở vùng quê Lương Nghĩa, ông Ngự sớm gắn bó với chuyện ruộng đồng. 14, 15 tuổi đã thay cha đem máy cày, máy suốt đi làm thuê khắp nơi. Năm 18 tuổi, ông lập gia đình, những năm đó cày thuê đắt khách, nhưng không có lời vì máy móc hư liên tục. “Cày được 2 triệu đồng thì sửa máy cày hết 1,8 triệu đồng, tính ra có lời gì đâu. Khi có vợ, tôi nghĩ ngay đến chuyện nuôi trâu, vừa để đi cày thuê vừa làm cho nhà”, ông Ngự cười chia sẻ. Vợ chồng ông Nguyễn Hồng Ngự - người được xem như Vua trâu Lương Nghĩa. Khởi nghiệp với 2 con trâu, mỗi con 1,3 cây vàng, tính ra giá tiền lúc đó khoảng 5,2 triệu đồng một con. May mắn là mua được trâu nái tốt, lại đang có chửa, tầm 6 tháng sau thì đẻ nghé con, cứ vậy mỗi năm trâu nái đẻ 1 con. Trâu đực đi kéo lúa, đi cày thuê có tiền ông lại mua thêm trâu, có nghé con thì nuôi tiếp. Đến 3 năm sau, ông có trong tay 10 con trâu, trong đó 2 trâu đẻ. Nói về chuyện ông tin con trâu sẽ giúp mình làm ăn tấn tới, ông Ngự kể: “Lúc đẻ nghé con được vài tháng, lớn nhanh, có ông trong xóm đến trả 9 triệu đồng để mua, suy nghĩ hết 2 ngày, tôi quyết định bán. Mua trâu nái 5,2 triệu đồng, chưa đầy năm thu về 9 triệu đồng, trong khi trâu nái còn y nguyên. Cũng từ đó, tôi đầu tư bài bản, nghiêm túc cho con trâu”. Ông Ngự có thể coi là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi trâu “chạy đồng”. Trâu của ông gửi nhiều cánh đồng ở Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang… Cứ nơi nào có đồng rộng, cỏ ngon, là ông chở trâu đến mướn người chăm sóc. Tiền công 1 con là 10.000 đồng/ngày. Đỉnh điểm số lượng trâu là vào năm 2017-2018, lúc đó ông có trên 200 con trâu, mỗi điểm đồng ông gửi vài chục con. Nếu tính mỗi con 10.000 đồng tiền công giữ, mỗi ngày với 200 con trâu, ông Ngự bỏ ra 2 triệu đồng, chưa tính thuốc tiêm ngừa, tiền chuồng trại, nhưng không thể lỗ, vì ông tính mỗi con trâu sẽ mang lại cho ông 50.000 đồng/ngày. Khi hỏi ông sao dám gửi trâu cho người lạ, ông Ngự khẳng định: “Làm ăn mấy mươi năm, mình có sự tính toán và nhìn người, muốn thành công phải có niềm tin, từ khi cho trâu chạy đồng đến nay tôi chưa hề bị ai lừa lọc cả”. Năm 18 tuổi ra riêng với 15 công ruộng cha mẹ cho, cùng cặp trâu, sau hơn 30 năm, ông tậu cho mình gần 200 công ruộng, tính tổng số lượng trâu mà ông đã nuôi là hàng ngàn con. Hiện giờ trâu gửi các đồng và nuôi tại nhà còn khoảng 80 con. Bình quân nghé con 8 tháng bán từ 15 triệu đồng trở lên, còn trâu trưởng thành từ 400-500kg có giá từ 40-60 triệu đồng. Tiếng lành đồn xa, có dân chọi trâu chuyên nghiệp từ Hải Phòng, Hà Nội vào đây nhờ ông tuyển trâu đưa về ngoài đó phục vụ lễ hội chọi trâu. Con trâu của ông Ngự đưa ra đấu được giải nhì. Giá con trâu ông đưa ra đó tới 120 triệu đồng, gấp nhiều lần trâu thịt bán bình thường. Bán trâu chọi là hướng đi được ông Ngự tính toán tới đây. “Nhất ruộng sâu, nhì trâu cái”, câu nói đúc kết của ông bà được ông Ngự ghi nhớ, bởi vậy ông đầu tư mạnh cho chuyện nuôi trâu nái đẻ. Nuôi trâu nhiều, gắn bó với nó, có những con trâu thân thiết ông không muốn bán đi. “Nuôi lâu nó khôn dữ lắm, nhiều khi đi làm đồng xa 4-5 cây số, bỏ ên nó nó cũng tự tìm chuồng mà về, đi cách xa cả trăm thước nó vẫn nhận ra mình”, ông Ngự chia sẻ. Từ con trâu ông tậu ruộng, giờ chuẩn bị xây dựng căn nhà gần 300m2, sắm 2 xe tải và 1 xe ô tô 7 chỗ. Khi chia sẻ nhiều người nói ông là “Triệu phú nuôi trâu”, ông cười: “Là nhờ con trâu hết…”. Con trâu góp phần không ít thay đổi vùng đất này và tạo ra được những triệu phú nuôi trâu như ông Hồng Ngự… Khởi nghiệp nuôi trâu Ở xã Lương Nghĩa, đi quanh 5 ấp, nếu thấy chỗ nào có chuồng lớn và mùng bằng mành thật to, kế bên có đống lửa nghi ngút khói đậm mùi rơm cùng mùi hăng hắc là có nuôi trâu. Mới sang tuổi 23, anh Trần Duy Khang, ở ấp 7, xã Lương Nghĩa, có trong tay đàn trâu 11 con. Hơn 2 năm trước, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Khang từ số tiền tích cóp được khoảng 40 triệu đồng, đã lên kế hoạch khởi nghiệp với công việc mà mọi người đều không ngờ tới: Nuôi trâu đẻ và trâu thịt. Trong khi những thanh niên ở vùng này hoặc là phụ thuộc cha mẹ hoặc là chọn đi lên Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương để làm công nhân, thì anh Khang lại có một suy nghĩ khác biệt: Khởi nghiệp với nghề nuôi trâu. Anh Khang chia sẻ: “Mình gốc là nông dân, trước khi đi nghĩa vụ tôi gắn bó với nghề nông và chăm sóc trâu cho gia đình, nên có ít kinh nghiệm. Giờ tôi có thể đỡ đẻ cho trâu. Nói khởi nghiệp hơi lớn nhưng mô hình này tôi thấy chắc ăn, mình biết được làm sẽ cho kết quả thế nào thì tôi làm. Con trâu đã gắn bó bao đời nay với vùng đất Lương Nghĩa, chăm sóc tốt cho nó thì nó không phụ công mình”. Ông Danh Tôn - người đã mấy mươi năm gắn bó với con trâu. Ông Danh Tôn, nay đã 70 tuổi, từ năm 1983 khi lập gia đình, ông gắn bó với nghề nuôi trâu cho đến nay. Không có điều kiện để nuôi nhiều, ông Danh Tôn nuôi vài ba con, nhiều nhất cũng gần chục con trâu trong chuồng. “Ngày xưa làm ruộng không có trâu coi như thua, ruộng đất bạt ngàn, nhà nào ít trâu thì mướn trâu về cày bừa, tính ra thời đó ai có trâu ăn nên làm ra”. Giờ trâu không còn dùng làm sức kéo, nhưng đây là mô hình giúp vượt khó. Anh Danh Lây, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, là con rể ông Hồng Ngự, sau thời gian theo cha vợ rong ruổi đi làm thương lái mua bán trâu, anh tính kế an cư, gầy dựng đàn trâu mười mấy con cho mình. Theo anh Lây: Một con trâu khi mua về nuôi kiểu lấy công làm lời, tự cắt cỏ, tìm rơm cho ăn thì nó sinh lợi khoảng 1 triệu đồng, một năm nuôi một con trâu tính ra bỏ ống được 12 triệu đồng. Anh nuôi trâu bây giờ cũng thức thời lắm, đang thử nghiệm cho ăn thức ăn cộng với rơm khô, nuôi vừa nhàn vừa đem lại kết quả đối với trâu thịt… Câu chuyện về con trâu còn nhiều, khó mà nói hết. Quanh xã Lương Nghĩa giờ nhà tường khá nhiều, một vùng quê có đông đồng bào dân tộc nhất của tỉnh bây giờ đã thay da đổi thịt. Nhiều hộ khá giàu ở đây đều khởi phát từ nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa và con trâu với người nông dân ở đây như là người bạn, ân nhân, khi một thời “Con trâu là đầu cơ nghiệp”… HOÀNG NGUYÊN |