当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỉ lệ kèo bóng đá】Bứt phá mũi đất phù sa 正文

【tỉ lệ kèo bóng đá】Bứt phá mũi đất phù sa

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-11 17:52:43

Báo Cà Mau(CMO) Ngọc Hiển là vùng đất trẻ, còn khá hoang sơ nhưng giàu tiềm năng bậc nhất của Cà Mau. Đây là địa phương không chỉ có vị trí địa lý đặc biệt (đặc biệt về cả giá trị biểu tượng tinh thần và đặc biệt về cả những ưu đãi, lợi thế hàng hải hiếm nơi nào có được), mà còn được xác định là trọng điểm và động lực phát triển kinh tế của bán đảo Cà Mau trong thời gian tới. Có thể khẳng định, trong nay mai, mũi phù sa này sẽ là điểm sáng rất đáng chú ý ở vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Bài 1: KHƠI THÔNG CÁC HUYẾT MẠCH TRỌNG YẾU

Cách đây không lâu, về Đất Mũi là cả hành trình vất vả. Khi ấy, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Trần Hồng Quân (hiện tại là Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau) day dứt một nỗi niềm: “Cán bộ công tác ở huyện còn vất vả, huống hồ gì đời sống của bà con”.

Hay nói như lời của người dân ấp Khai Long khi đó: “Đi có hơn 100 cây số lên Cà Mau mất hết cả ngày trời, tốn tiền quá xá”. Cả vùng đất cứ trân mình vì cảnh “luỵ phà, luỵ sông”, sự phát triển của huyện cực Nam cứ thế bị bó buộc trong vòng luẩn quẩn. Không gì khác, huyết mạch giao thông và hạ tầng cơ sở chính là chìa khoá để khai mở tiềm lực của Ngọc Hiển.

Đột phá về giao thông

Ngày 16/1/2016, người dân ở Nhưng Miên, Đất Mũi, Viên An cùng tập trung quanh cây cầu Năm Căn - cây cầu ước mơ của biết bao thế hệ, trong ngày khánh thành. Cây cầu được coi là mảnh ghép cuối cùng để đường Hồ Chí Minh nối liền một dải từ Cao Bằng về Đất Mũi.

Đường Hồ Chí Minh nối liền huyết mạch giao thông từ Cao Bằng về Đất Mũi.

Ngày Ngọc Hiển mới chia tách năm 2004, cả huyện chỉ có vài ki-lô-mét lộ ô-tô nối trung tâm hành chính với thị trấn Rạch Gốc. Đời đời qua, con người nơi này chỉ biết rừng, biết biển và những nhánh sông chằng chịt.
Những cán bộ gắn bó với Ngọc Hiển ngày mới chia tách cũng chẳng thể quên kỷ niệm về huyện “cù lao”.

Trưởng phòng Nội vụ Ngọc Hiển Lê Chí Hưởng kể: “Tuần đầu mới về, đồ đạc gởi tạm trong mấy phòng làm việc phía dưới bến tàu. Anh em được phân công giữ đồ, ăn mì tôm cầm hơi qua ngày”.

Muốn về Ngọc Hiển khi ấy không cách nào khác là những chuyến tàu đò, cao tốc. Phần lớn cán bộ đi làm được Huyện uỷ bố trí chuyến tàu Năm Căn - Ngọc Hiển sáng đưa, chiều rước. Chánh Văn phòng Huyện uỷ Đoàn Thanh Sơn bộc bạch: “Lúc đó xuống là ở nguyên tuần, muốn về cũng đâu có cách nào về”. Riêng tuyến Ngọc Hiển - Đất Mũi, anh em so sánh là khó đi và tốn kém hơn cả về Cà Mau dù chỉ cách… 20 cây số.

Ngọc Hiển lạ hơn, đẹp hơn chính từ những mét lộ giao thông. Ai đã gắn bó với vùng đất này, từng lướt qua các địa danh Nhưng Miên, Ông Trang, Đất Mũi hay vòng về Xóm Lò, Rạch Gốc, Thủ Tam Giang trên những triền sông, mới cảm nhận hết giá trị của những con đường mới mở.

Anh Ngô Phương Nam, Phó trưởng Ban Quản lý Dự án huyện, thông tin: “Hiện nay, tuyến đường ô-tô về đến trung tâm 5 xã và thị trấn với chiều dài khoảng 72 km và 48 cây cầu”. Riêng Tân Ân, dự án cầu Rạch Gốc (kinh phí đầu tư 36,2 tỷ đồng) đang thi công và dự định sẽ hoàn thành trong năm 2017. Huyện cũng đã được chủ trương xây dựng cầu qua Đầu Doi Dá (cầu Đường Kéo) nối với Tam Giang Tây.

Tuyến lộ cấp VI đồng bằng hình thành một đường viền huyết mạch nối từ Thủ Tam Giang (Tam Giang Tây) đi qua Tân Ân Tây, vòng qua Viên An Đông, Viên An, Đất Mũi và theo đường Hồ Chí Minh gắn với thị trấn Rạch Gốc, trung tâm huyện Ngọc Hiển chính là thành tựu lớn mà hơn 10 năm qua Ngọc Hiển đã nỗ lực đạt được. Cầu Rạch Gốc và cầu Đường Kéo chính là mảnh ghép hoàn chỉnh huyết mạch này.

Ông Nam cho biết thêm: “Ngọc Hiển đã có bước phát triển mạnh mẽ về giao thông, với 247 km lộ đất đen, 215 km lộ bê-tông, riêng đường Hồ Chí Minh qua địa bàn khoảng 58 km. Tính hết số cầu trên địa bàn ở các tuyến giao thông là 144 cây”.

Chủ tịch UBND xã Đất Mũi Võ Công Trường nói rằng, đối với cán bộ, Nhân dân vùng này, lộ giao thông còn là một điều gì đó rất thiêng liêng. Có lộ, người người, nhà nhà làm ăn đều thêm phần sinh khí, phấn chấn. Người dân mua xe máy để đi lại cho “bằng anh, bằng em”. Rồi dòng người về với Ngọc Hiển nói chung, với Đất Mũi nói riêng, ngày càng tấp nập. Mọi người nói về tương lai với những niềm vui như được “cộng dồn lại” tự bao đời.

Hạ tầng được nâng cấp

Đầu tư hạ tầng, xây dựng các cụm - tuyến dân cư và trung tâm đô thị đang là những chuyển động sôi nổi của Ngọc Hiển. Khi giao thông còn chia cắt, Ngọc Hiển được biết đến với những tuyến dân cư và chợ phân bố theo vàm sông, cửa biển. Nhưng Miên, Ông Trang, Đất Mũi, Rạch Gốc, Thủ… nói một cách chính xác là nhóm chợ tự phát và hoàn toàn tách biệt với nhau. Còn lại dân cư thì phân bố không đều, nhiều vùng rất thưa thớt và nằm lọt thỏm trong những cánh rừng, nhánh sông xa.

Hạ tầng giao thông cải thiện tạo điều kiện phát triển giáo dục. (Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Đất Mũi giờ tan lớp).

Phó trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Ngọc Hiển Dương Khởi bộc bạch: “Ở đây hồi mới chia tách gần như chẳng có gì, mà bây giờ trung tâm hành chính khang trang, dân cư ngày càng đông đúc nối dài xuống Rạch Gốc, rồi bên kia Tân Ân, thấy phấn khởi lắm”. Huyện đã triển khai lập đồ án quy hoạch 6 xã và 1 thị trấn, trong đó, Rạch Gốc được xác định là “trái tim” của huyện.

Các khu dân cư được xây dựng mới thuộc Vàm Ông Định, Hóc Năng và Đầu Doi Dá. Các chợ đã hình thành sẽ được phát triển theo hướng “trên bến, dưới thuyền” truyền thống gắn với các huyết mạch lộ giao thông đã kết nối. Ông Khởi nhận định: “Trong đó, các tuyến Nhưng Miên, Ông Trang và Đất Mũi, bên này là Thủ Tam Giang có vai trò hết sức quan trọng”.

Đối với Rạch Gốc, Phó chủ tịch UBND thị trấn Huỳnh Thanh Đảm cho biết: “Quy hoạch chợ khoảng 10.000 m2kèm theo các tuyến dân cư. Thị trấn tập trung phát triển theo hướng kết nối với trung tâm hành chính huyện và các đầu mối giao thông đấu nối ra đường Hồ Chí Minh. Hiện tại, việc mua bán, làm ăn của người dân đang trên đà phát triển mạnh”.

Nhắc tới Ngọc Hiển một thời, nói như bà Phan Hồng Phượng, hiện là Phó chủ tịch HĐND huyện, là nhắc tới “điện, đường, trường, trạm”, bởi cái nào cũng thiếu, cũng yếu. Hơn 10 năm tái lập, Ngọc Hiển có tỷ lệ người dân sử dụng điện 98,5%; 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Riêng lĩnh vực giáo dục, Ngọc Hiển là địa phương có những nỗ lực đáng ngợi khen. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hiển Trần Văn Út cho biết, toàn huyện có 34 trường ở tất cả các cấp học. Lực lượng giáo viên đã đảm bảo về số, ổn định về chất, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Có một thời gian, vì điều kiện kham khổ không ít giáo viên xin thuyên chuyển công tác. Còn bây giờ, giáo dục ở Ngọc Hiển đang ngày càng phát triển, lấn dần những gian khó, nuôi nấng các thế hệ tương lai một cách khoẻ khoắn.

Phạm Nguyên

Các công trình do huyện làm chủ đầu tư và giao các đơn vị làm chủ đầu tư đến tháng 4/2017 có tổng nguồn vốn hơn 103,5 tỷ đồng. Đến nay, tổng giá trị giải ngân hơn 36,9 tỷ đồng. Những công trình bức xúc của địa phương phải kể đến việc xây dựng cầu Rạch Gốc, cầu Đường Kéo, trụ sở hành chính của một số xã, duy tu đường lộ cấp VI đồng bằng. Riêng Rạch Gốc đang kêu gọi và tìm cơ chế thích hợp để đấu nối lộ ra đường Hồ Chí Minh. Lộ giao thông tiếp tục được xác định là ưu tiên của huyện, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương của Nhân dân.

 

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín