Nhóm chuyên gia kiểm tra thông tin của hãng thông tấn AFP đã phát hiện hàng loạt vụ lừa đảo liên quan đến các sản phẩm năng lượng đang nở rộ trên Facebook,ừađảomớichuyecircngiăngbẫynạnnhacircnquamạngxatildehộket quá bong da từ ưu đãi tấm pin mặt trời giả ở Mỹ đến lừa tặng xe đạp điện ở Indonesia.
Chiêu thức lừa đảo trên đã nhấn mạnh về cách thức những kẻ xấu đang trục lợi từ thông tin sai lệch, tạo ra một mạng lưới rộng khắp để giăng bẫy những người dùng mạng xã hội, trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng như chi phí năng lượng và dịch vụ tiện ích tăng cao kỷ lục xảy ra trên toàn thế giới.
"Những gì họ làm thật kinh khủng. Tôi đã mong nhận được sản phẩm tốt mà họ lại gửi đến thứ này", cô Brenilyn Ayachock, 24 tuổi, tức giận nói. Cô gái người Philippines này đã quay một đoạn clip cho thấy bên trong cục sạc dự phòng của cô chỉ toàn là cát.
Ayachock đặt mua sạc dự phòng trên trang Facebook của một nhà bán lẻ thiết bị năng lượng, với lời quảng cáo về những ưu đãi đặc biệt kèm khuyến mãi có hạn, cùng các thông điệp thân thiện với môi trường.
Ayachock cho biết trang này đã không trả lời tin nhắn của cô sau khi bán cho cô cục sạc giả đó với giá 1.500 peso (28 USD) - một khoản tài sản nhỏ vào thời điểm lạm phát phi mã. Cô ấy ngay lập tức báo cáo trang này với Facebook, nhưng nó vẫn hoạt động cho đến tuần này.
Ayachock không phải là nạn nhân duy nhất khi phương tiện truyền thông xã hội trở thành nơi sản sinh ra mọi thứ, từ quảng cáo tiền điện tử không có thật đến những trò lừa tiền và lừa tình nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân của mọi người.
Năm ngoái, chính phủ Philippines đã lên tiếng cảnh báo người dân thận trọng với những lời quảng cáo "vô đạo đức" về những thiết bị tiết kiệm điện trên mạng, được tung ra khi người tiêu dùng phải xoay xở với giá điện, nước cao ngất ngưởng.
AFP đã lật tẩy nhiều bài đăng trên Facebook sử dụng các bản tin tức thời sự giả mạo để quảng bá một thiết bị tiết kiệm điện không có thật mà họ tuyên bố có thể giúp giảm hóa đơn tiền điện.
Những cảnh báo đó đã bị bỏ ra ngoài tai, với dữ liệu thương mại cho thấy hàng nghìn thiết bị như vậy được bán ra mỗi tháng. Những lời cảnh báo trong các bài đánh giá trực tuyến đã bị nhấn chìm bởi vô số bình luận từ những người đang tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sinh hoạt của họ.
Giám đốc hỗ trợ nạn nhân lừa đảo tại tổ chức phi chính phủ AARP (Mỹ) Amy Nofziger cho rằng mạng xã hội đã trở thành một mạng lưới rộng lớn dành cho những kẻ lừa đảo. Hầu hết các trang truyền thông xã hội không kiểm tra kỹ lưỡng các quảng cáo được đặt trên trang của họ. Thế nhưng, nhiều người dùng không biết sự thật đó và họ hoàn toàn tin tưởng vào những quảng cáo này.
Việc những kẻ lừa đảo dễ dàng tấn công người dùng bằng thông tin sai lệch đã đặt ra câu hỏi về khả năng của các nền tảng như Facebook trong việc kiểm soát hoạt động quảng cáo lừa đảo, vốn là một nguồn doanh thu béo bở của các mạng xã hội này.
Giới chuyên gia cho biết các thuật toán ưu tiên nội dung dựa trên sở thích cá nhân đã tạo điều kiện để quảng cáo lừa đảo thu hút những người dùng có nhiều khả năng tương tác nhất.
Người phát ngôn của Meta, tập đoàn chủ sở hữu Facebook, cho biết họ nhìn nhận nghiêm trọng về vấn nạn lừa đảo, đồng thời đã đưa ra biện pháp để ngăn chặn, trong đó có vô hiệu hóa nhiều tài khoản quảng cáo chịu trách nhiệm về hành vi gian lận do cơ quan kiểm tra của AFP báo cáo.
Người phát ngôn Meta cho biết: “Những người đứng đằng sau các loại quảng cáo này rất dai dẳng, được tài trợ tốt và không ngừng phát triển”.
Hãng thông tấn AFP có một nhóm các nhà báo toàn cầu chuyên lật tẩy thông tin sai lệch như một phần của chương trình kiểm tra thực tế bên thứ ba của Meta.
Tháng 10 năm ngoái, AFP đã lật tẩy các bài đăng trên Facebook tuyên bố tặng miễn phí xe đạp điện ở Indonesia sau khi chính phủ địa phương tăng giá nhiên liệu. Meta cho biết họ đã vô hiệu hóa các trang và hồ sơ cá nhân liên quan đến vụ lừa đảo trên.
Nhưng anh Hendro Sutono, thành viên của nhóm Cộng đồng xe máy điện Indonesia, bày tỏ lo ngại về việc các cửa hàng giả mạo cung cấp xe đạp điện đã mọc lên như nấm sau mưa trên nền tảng này và rất khó phát hiện.
"Kẻ xấu đã lấy hình ảnh của các cửa hàng thực và đăng lại chúng trên các tài khoản nhái lại để tạo vẻ tin cậy", ông Sutono nói với AFP.
Ông Sutono bày tỏ nỗi lo rằng tình trạng giả mạo cửa hàng bán xe trên có thể làm hoen ố hình ảnh của chiếc xe điện đến mức mọi người sẽ từ bỏ việc sử dụng chúng.
Trong nhiều trường hợp ở Mỹ, những kẻ lừa đảo đóng giả là đại diện của công ty cung cấp dịch vụ tiện ích. Năm ngoái, một công ty có trụ sở tại Oregon đã cảnh báo người tiêu dùng rằng các trò lừa gạt không ngừng phát triển và những kẻ lừa đảo đã cố gắng nhắm mục tiêu qua Facebook, Instagram và TikTok.
顶: 9踩: 3634
【ket quá bong da】Chiêu lừa đảo mới, chuyên giăng bẫy nạn nhân qua mạng xã hội
人参与 | 时间:2025-01-10 10:14:48
相关文章
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- 8 bộ, ngành liên kết để đo thời gian giải phóng hàng năm 2015
- Thuế điện tử ‘phủ sóng’ cả nước
- Từ tháng 4/2015, đo thời gian giải phóng hàng tại 11 chi cục hải quan
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- Đặc sắc Liên hoan Văn hóa
- Kết quả bóng đá Barcelona 1
- Vụ án tại Công ty cổ phần Y dược LanQ: 5 đối tượng bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ"
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Doanh nghiệp quốc phòng có thể vẫn áp dụng kê khai thuế bằng giấy
评论专区