当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng 2 pháp】Thủ tục dán nhãn năng lượng: Khó vẫn hoàn khó 正文

【bảng xếp hạng 2 pháp】Thủ tục dán nhãn năng lượng: Khó vẫn hoàn khó

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-24 21:58:38

thu tuc dan nhan nang luong kho van hoan kho

Phải thay đổi căn bản cách thức quản lý,ủtụcdánnhãnnănglượngKhóvẫnhoànkhóbảng xếp hạng 2 pháp kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng. Ảnh: N.Linh.

Có ý kiến cho rằng đó chính là sự xung đột giữa quan điểm của quản lý và quan điểm cải cách thủ tục tạo thuận lợi cho DN.

Nhanh hay chậm tùy thuộc vào thỏa thuận

Một kết quả được các chuyên gia của dự án GIG (Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của USAID-PV) khảo sát tại nhiều địa phương trên cả nước cho thấy: Thời gian thử nghiệm đối với máy giặt trung bình 7 ngày/mẫu; hoặc 2 tuần/mẫu, nếu thử chỉ tiêu tuổi thọ thì 1 tháng/mẫu, chỉ tiêu hệ số duy trì quang thông là 3 tháng/mẫu. Thời gian thử nghiệm đối với bóng đèn huỳnh quang dạng ống và bóng đèn huỳnh quang compact thì thời gian thử nghiệm trung bình (chưa tính chỉ tiêu tuổi thọ và hệ số duy trì quang thông) là 2 tuần/mẫu; nếu thử nghiệm chỉ tiêu tuổi thọ là 1 tháng/mẫu; chỉ tiêu hệ số duy trì quang thông là 3 tháng/mẫu. Thời gian thử nghiệm kéo dài từ một tuần tới 3 tháng là bởi Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương không quy định cụ thể. Thời gian thực hiện thử nghiệm được quy định tại tài liệu hướng dẫn của Tổng cục Năng lượng, trong đó xác định thời gian thử nghiệm mẫu điển hình thực tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào công việc của đơn vị thử nghiệm hoặc vào việc thỏa thuận giữa đơn vị thử nghiệm và khách hàng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do số lượng đơn vị thử nghiệm không nhiều và phân bổ không đều giữa các miền. Hiện cả nước có 8 đơn vị thử nghiệm được chỉ định, trong nước có 6 đơn vị, nước ngoài có 2 đơn vị nhưng đã hết hạn, trong đó mỗi đơn vị thử nghiệm chỉ có chức năng thử nghiệm một số mặt hàng nhất định. Số lượng các đơn vị thử nghiệm do Bộ Công Thương (Tổng cục Năng lượng) chỉ định còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của DN dẫn đến kéo dài thời gian và tăng chi phí thực hiện. Có trường hợp DN NK một máy động cơ điện để thay thế cho động cơ cũ đã hỏng trị giá khoảng 2 triệu đồng nhưng chi phí thử nghiệm hiệu suất có thể lên tới 5-6 triệu đồng và thời gian thực hiện thử nghiệm có thể lên tới cả tuần.

Chồng chất vướng

Cơ quan Hải quan- đơn vị có trách nhiệm làm thủ tục thông quan cho hàng hóa XNK đã không ít lần lên tiếng về những bất cập, vướng mắc liên quan đến thủ tục kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng, kiểm tra gây khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN khi thực hiện. Thậm chí có những nội dung cơ quan Hải quan đã trao đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa được hướng dẫn. Chẳng hạn, đối với các lô hàng NK tiếp theo có cùng tên hàng, số model/serial, cùng nhà sản xuất, cùng xuất xứ, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đã thống nhất cho phép sử dụng Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng của lô hàng đầu tiên để thông quan cho các lô hàng tiếp theo. Tuy nhiên, trên Phiếu thử nghiệm lại chưa cụ thể thông tin công ty NK hàng hóa. Chính vì vậy để cơ quan Hải quan đủ căn cứ pháp lý sử dụng để thông quan cho các lô hàng tiếp theo của DN thì Tổng cục Năng lượng cần yêu cầu rõ các tổ chức thử nghiệm bổ sung thông tin liên quan đến công ty NK hàng hóa trên Phiếu thử nghiệm. Bộ Công Thương cũng chưa có câu trả lời về trường hợp DN đã được cấp Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng, song lại ủy quyền cho các DN khác NK thì DN đó có được sử dụng Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng cấp cho DN ban đầu để làm thủ tục hải quan không?

Việc dán nhãn năng lượng tại khâu trước thông quan hay trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cũng còn cách hiểu khác nhau.

Trên thực tế, quy định tại Điều 39 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ “phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường”. Như vậy, theo Tổng cục Hải quan, văn bản Luật không quy định cụ thể về việc phải dán nhãn trước thời điểm thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, tại các văn bản của Tổng cục Năng lượng khẳng định việc dán nhãn năng lượng được thực hiện trước khi thông quan dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa gây khó khăn trong quá trình thực hiện, chưa phù hợp với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời chưa đúng với chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết 19/2016/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP.

Tổng cục Hải quan cho rằng, việc chuyển kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, việc dán nhãn năng lượng thực hiện sau thông quan và các cơ quan quản lý trong nội địa có trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo DN NK thực hiện đúng công tác dãn nhãn năng lượng trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.

Bên cạnh đó, những định hướng mới về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa như: Tăng cường thừa nhận, công nhận lẫn nhau cũng chưa được thông tin cụ thể. Theo Tổng cục Hải quan, việc đánh giá, chứng nhận tại cơ sở sản xuất (tại nguồn nước XK), các Quyết định chứng nhận dán nhãn năng lượng tại nơi sản xuất cần được Tổng cục Năng lượng công bố trên các trang thông tin điện tử và gửi cho Tổng cục Hải quan để cơ quan Hải quan có căn cứ kiểm tra tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho DN.

Bộ Công Thương phải tháo gỡ ngay

Khi chuỗi các thủ tục hành chính về dán nhãn năng lượng đang gặp vướng, kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK theo Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ tại TP. HCM ngày 18-8 nêu rõ: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Chính phủ về vấn đề kiểm tra hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng đối với hàng hóa NK quy định tại Nghị định số 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; có đề xuất sửa đổi cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các DN NK theo hướng chủ động công nhận và dán nhãn các phương tiện, thiết bị NK (trong đó có động cơ) xuất xứ từ các nước có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn Việt Nam, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Cần nhấn mạnh là trong chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu rõ: Trong khi chưa sửa đổi các văn bản có liên quan thì thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ. Nghị quyết 19/2016/NQ-CP yêu cầu Bộ Công Thương thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng, bãi bỏ các quy định không có hiệu quả thực tế, kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn, tăng chi phí cho DN.

标签:

责任编辑:La liga