Cụ thể,òngvệthươngmạingàycànggiatăkawasaki đấu với sagan tosu trong năm 2017, Hoa Kỳ đã khởi xướng 4 vụ việc với Việt Nam trong đó có hai vụ việc tự vệ với pin năng lượng mặt trời và máy giặt cỡ lớn.
Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương cho biết, tính đến nay Việt Nam đã bị điều tra hơn 120 vụ việc phòng vệ thương mại gồm 75 vụ chống bán phá giá, 10 vụ chống trợ cấp, 22 vụ tự vệ và 17 vụ lẩn tránh thuế. Các thị trường điều tra nhiều nhất với Việt Nam là Hoa Kỳ 23 vụ; Thổ Nhĩ Kì 18 vụ, Ấn Độ 15 vụ; EU 13 vụ. Ngoài ra còn có các thị trường khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia...
Các mặt hàng bị điều tra thời gian qua tương đối đa dạng, từ các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản (tôm, cá), sắt thép cho tới các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trung bình thậm chí nhỏ như đinh, thép, thước đo, khớp nối ống bằng đồng.
Điều đáng chú ý là trong 3 biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ thì tự vệ là biện pháp ít được các nước phát triển sử dụng nhất. Một số thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU có thời điểm còn “tẩy chay” biện pháp này và kêu gọi các nước ngừng điều tra, áp dụng. Số vụ việc tự vệ mà Hoa Kỳ áp dụng cũng rất hạn chế, chỉ chiếm 50% (12/23 vụ) trong tổng số vụ việc điều tra đi đến kết luận áp thuế.
Vụ việc gần nhất là Hoa Kỳ tiến hành điều tra, áp thuế tự vệ đối với sản phẩm thép vào năm 2001. Tuy nhiên, trong cả hai vụ việc tự vệ mà Hoa Kỳ khởi xướng vào năm 2017, Hoa Kỳ đều ra kết luận áp thuế với hình thức hạn ngạch thuế quan nhưng với mức thuế rất cao và hạn ngạch thì rất thấp. Thậm chí Hoa Kỳ còn áp thuế đối với cả hàng hóa trong hạn ngạch, thường rất hiếm khi xảy ra với hình thức hạn ngạch thuế quan.
Hay như thị trường Úc trong hai năm 2016-2017 đã liên tiếp khởi xướng 5 vụ việc phòng vệ thương mại với Việt Nam, trong đó có hai vụ việc điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép mạ kẽm và nhôm ép. Thị trường Canada điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với khớp nối bằng đồng./.