Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết,ảngtrốngpháplýkhiếntriệutàikhoảnMobileMoneycónguycơdừnghoạtđộgiải bóng đá ngoại hạng anh tối nay đã xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Mobile Money. Tính đến ngày 17/12, cơ quan này nhận được ý kiến của phần lớn các bộ, cơ quan liên quan, song chưa nhận được ý kiến của một số đơn vị của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an.
Ban hành nghị định, đưa Mobile Money thành hình thức thanh toán hợp pháp
Mobile Money được hiểu đơn giản là ví điện tử viễn thông, hay nói cách khác là ví điện tử mà không có tài khoản ngân hàng, định danh bằng số điện thoại thuộc SIM chính chủ của các nhà mạng. Mỗi tài khoản Mobile Money gắn liền với một thuê bao di động đang sử dụng, giúp cho người dùng có thể dễ dàng thanh toán online mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng.
Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money). Sau hơn 3 năm triển khai, Mobile - Money đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tuy nhiên, dịch vụ Mobile Money đang được các đơn vị tổ chức triển khai theo hình thức thí điểm với căn cứ là Quyết định số 316/QĐ-TTg, do đó NHNN cho rằng, để đưa dịch vụ này chính thức trở thành một hình thức thanh toán hợp pháp, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho dịch vụ này bằng một nghị định, làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện.
Lo khoảng trống pháp lý khiến 10 triệu tài khoản Mobile Money có nguy cơ dừng hoạt động. |
Cùng với đó, sau nhiều năm thí điểm, dịch vụ Mobile Money cơ bản thực hiện được mục tiêu hướng tới khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam, những nơi mà mạng lưới của ngân hàng khó có thể bao phủ, người dân chưa thể mở tài khoản ngân hàng để có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Bộ Công an cũng báo cáo chưa ghi nhận hành vi vi phạm pháp luật từ việc lợi dụng hoạt động thí điểm dịch vụ Mobile Money trong thời gian này.
70% người dùng ở nông thôn và miền núi, Viettel thống trị thị phần Căn cứ báo cáo của ba doanh nghiệp thực hiện thí điểm về phát triển khách hàng tính đến cuối tháng 10/2024, tổng số tài khoản đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money là hơn 10 triệu tài khoản. Trong đó, Viettel chiếm 73%, VNPT-Media chiếm 21%, MobiFone chiếm 6%. Số lượng tài khoản của khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là hơn 7,1 triệu tài khoản, chiếm khoảng 71% tổng số tài khoản đăng ký và sử dụng dịch vụ. |
Tổng số lượng giao dịch qua tài khoản Mobile Money của khách hàng từ khi triển khai thí điểm lũy kế đến cuối tháng 10/2024, bao gồm giao dịch nạp/rút/chuyển tiền/thanh toán là gần 170 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch gần 5.957 tỷ đồng.
Do đó, ngày 18/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 192/NQ-CP và cho phép gia hạn thời gian thực hiện thí điểm Mobile Money đến hết ngày 31/12/2024.
NHNN cho rằng, việc duy trì dịch vụ Mobile Money sẽ đảm bảo cho quá trình thanh toán được thông suốt, đáp ứng nhu cầu của hơn 10 triệu tài khoản Mobile Money của khách hàng đang sử dụng dịch vụ, đặc biệt là hơn 7,1 triệu tài khoản Mobile Money ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Đồng thời, duy trì một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng tại các đơn vị chấp nhận thanh toán. NHNN đề xuất trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định trong quý IV/2025.
Xem xét tháo gỡ khó khăn, nâng hạn mức giao dịch
Góp ý về hồ sơ nghị định, Bộ Tư pháp cho biết, Nghị quyết số 192/NQ-CP ngày 18/11/2023 của Chính phủ gia hạn thời hạn thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hết hiệu lực kể từ ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì lập đề nghị đề xuất trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định trong quý IV/2025.
Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì lập đề nghị bổ sung thông tin về việc xử lý các vướng mắc, bất cập nếu có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ trên của người dân (9,8 triệu tài khoản) trong trường hợp hết thời hạn thí điểm theo Nghị quyết số 192/NQ-CP. |
"Cơ quan chủ trì lập đề nghị cần khẩn trương xây dựng Nghị định để trình Chính phủ ban hành theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm không tạo khoảng trống pháp lý, không làm phát sinh các vướng mắc, bất cập mới trong thực tiễn" - Bộ Tư pháp lưu ý.
Phản hồi vấn đề này, NHNN cho biết NHNN đã có Tờ trình Chính phủ về việc đề xuất gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money (Tờ trình số 155/TTr-NHNN ngày 8/11/2024 và Tờ trình số 176/TTr-NHNN ngày 11/12/2024). Tuy nhiên, đến nay, NHNN vẫn chưa nhận được chỉ đạo để triển khai việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm đối với dịch vụ Mobile Money.
Tổng số lượng giao dịch qua tài khoản Mobile Money của khách hàng là gần 170 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch gần 5.957 tỷ đồng. |
Trong công văn góp ý, Bộ Tài chính đề nghị NHNN chủ động rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn quản lý hoạt động dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chịu trách nhiệm báo cáo với cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng Nghị định, đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp luật ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, đề nghị NHNN cân nhắc sửa Điều 28 dự thảo Nghị định như sau: “Điều 28. Trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện dịch vụ Mobile Money”, trong đó cần quy định cụ thể trách nhiệm chủ trì của NHNN, các bộ, ngành và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan do dịch vụ Mobile Money thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành.
Bộ Công an cũng ủng hộ việc xây dựng và ban hành Nghị định nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ Mobile Money tiếp cận người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đồng thời, Bộ Công an khẳng định trong quá trình triển khai thí điểm, chưa phát hiện các hành vi lợi dụng dịch vụ Mobile Money vào mục đích bất hợp pháp.
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Mobile Money cũng đề xuất NHNN xem xét nâng hạn mức giao dịch lên mức tương đương với ví điện tử (100 triệu đồng/tháng), hay thẻ trả trước định danh theo quy định hiện hành hoặc trên 10 triệu đồng/tháng.
Nhiều đơn vị đề nghị NHNN áp dụng việc đối chiếu sinh trắc học trong quá trình mở tài khoản Mobile Money trực tuyến, bỏ điều kiện số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ. NHNN xem xét cho doanh nghiệp mở rộng một số nghiệp vụ sau khi dịch vụ Mobile Money được xác thực chính xác qua nhiều bước./.