【mexico vs honduras】Công chúa Ấn Độ lớn lên trong cung điện đổ nát
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:52:46 评论数:
Công chúa Ấn Độ Akshita M Bhanj Deo (28 tuổi) cho biết việc cô lớn lên giữa những cung điện “đổ nát” cũng giống như cách các nhân vật trong bộ phim truyền hình Downton Abbeykhông ngừng cố gắng giữ lấy căn nhà của họ.
Akshita thuộc dòng dõi hoàng tộc Mayurbhanj,ôngchúaẤnĐộlớnlêntrongcungđiệnđổnámexico vs honduras có nguồn gốc từ triều đại Bhanja. Bà của cô là con gái của cố Đức vua Tribhuvan ở Nepal.
Công chúa Akshita M Bhanj Deo là hậu duệ của Vương triều Bhanja (Ấn Độ) và Hoàng gia Nepal. Ảnh: @LimelightMumbai/Twitter. |
Năm 2016, cô trở về bang Orissa (Ấn Độ) sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Bard ở New York. Từ đó, cô bắt đầu làm việc cùng chị gái là Công chúa Mrinalika Bhanj Deo (30 tuổi) nhằm biến đổi Cung điện Belgadia, bất động sản 200 năm tuổi của gia đình, trở thành một khách sạn.
Tuy nhiên, sau khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh vào năm 1947, hoàng gia Ấn Độ chính thức mất quyền hành và từ bỏ hầu hết cung điện.
Trong quá trình trưởng thành, Akshita chứng kiến ông bà, cha mẹ nỗ lực tìm cách gìn giữ cung điện, pháo đài và những ngôi nhà mang tính lịch sử này.
“Cha mẹ tôi lớn lên trong một thế hệ mà mọi người không bàn tán đến. Nó không đẹp đẽ như dáng vẻ bên ngoài. Các cung điện này tựa như những con voi trắng khổng lồ. Một số đã bị đổ nát, hoặc ở giai đoạn phục hồi khác nhau”, cô nói.
Akshita cho biết những giả định về việc cô lớn lên trong xa hoa, sung sướng là sai sự thật. Cô thấy tuổi thơ của mình vấp phải nhiều khó khăn giống những gì mà gia đình Crawley trong phim Downton Abbeyphải đối mặt.
“Cuộc sống thực tế của tôi còn tệ hơn cả công chúa Lọ Lem trong truyện cổ tích. Tôi đã sống và lớn lên trong ngôi nhà gỗ 100 năm tuổi ở Kolkata. Nó không phải những cung điện với 100 kẻ hầu người hạ và vô số đồ trang trí. Trái lại, nó xập xệ, cũ nát và cần sửa sang”, cô kể lại.
Khi thấy những căn hộ “hiện đại và thực sự sang trọng” của bạn bè trong quá trình lớn lên, Akshita càng nhận ra còn rất nhiều việc cần thực hiện để giữ vững và cải thiện mái ấm của gia đình cô.
“Ngày ấy, tôi nhớ rằng bản thân không cảm thấy có sự tương đồng với khái niệm về cuộc sống ‘công chúa’ trên phim ảnh, truyền thông hay văn hóa đại chúng”.
Cung điện Belgadia hơn 200 năm tuổi trước và sau khi được cải tạo thành khách sạn. Ảnh: The Belgadia Palace, Shoestring Travel. |
Nhiều cung điện thuộc sở hữu của gia đình kể từ đó được chuyển đổi thành trường công lập và bảo tàng. Nhưng tới lượt Cung điện Belgadia, hai chị em Công chúa Akshita và Mrinalika nhìn thấy cơ hội biến nó thành điều gì đó khác biệt. Từ đó, họ dấn thân vào lĩnh vực du lịch bền vững.
“Nó rất khác với những gì bà tôi dặn dò, rằng ‘Thành viên hoàng gia không được tính phí sinh hoạt của người sống trong nhà. Thành viên hoàng gia phải chiêu đãi họ, trở thành đại sứ cho tiểu bang của mình”, cô kể.
Akshita cho biết Cung điện Belgagia, xây dựng theo phong cách Victoria thế kỷ 18, ban đầu được sử dụng để đón tiếp các chức sắc nước ngoài và sứ thần Anh.
Năm 2019, nó chính thức trở thành khách sạn, chào đón mọi người “trên khắp thế giới tới đây để tìm hiểu về tiểu bang”. Đây cũng là lần đầu tiên gia đình Akshita mở cửa cung điện với công chúng. Công chúa và chị gái đơn giản chỉ muốn đảm bảo di sản của gia đình họ tồn tại mãi mãi.
“Thay vì nói ‘Đây là nhà của chúng ta’, cha mẹ tôi sẽ bảo ‘Đây là một căn nhà, và các con phải khiến nó tồn tại cho các thế hệ tiếp theo trong tương lai’”, Công chúa Akshita chia sẻ.
Hai chị em công chúa Ấn Độ cùng nhau cải tạo cung điện nhằm duy trì di sản của tổ tiên. Ảnh: The Belgadia Palace. |
Theo Zing
Yêu 'hoàng tử' mạng, nữ sinh 14 tuổi bị ra giá '10 triệu đồng một ảnh nóng'
Quen nhau qua ứng dụng hẹn hò, nữ sinh 14 tuổi thấy mình gặp được "hoàng tử". Khi đã thành "công chúa", cô không ngại gửi vô số ảnh khỏa thân...