游客发表

【tỷ sô mu】“Diện mạo” mới nhất của 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương ra sao?

发帖时间:2025-01-25 16:03:33

dien mao moi nhat cua 12 du an thua lo nganh cong thuong ra sao

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những dự án khởi sắc điển hình trong 12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ ngành Công Thương. Ảnh: Nguyễn Thanh

Giảm lỗ, có lãi

Theo ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương): Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đã có lợi nhuận ước đạt 147,68 tỷ đồng và Nhà máy thép Việt - Trung có lợi nhuận ước đạt 527,24 tỷ đồng).

4 dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn (Nhà máy đạm Hà Bắc lỗ 203 tỷ đồng, giảm lỗ 210 tỷ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai lỗ 110,78 tỷ đồng, giảm lỗ 324,98 tỷ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình lỗ 701,85 tỷ đồng; Công ty DQS lỗ 61,61 tỷ đồng, nộp Ngân sách nhà nước 3,29 tỷ đồng).

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đã vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20/4. 2 dự án còn lại đã xử lý xong các khâu liên quan và sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại ngay khi thị trường thuận lợi (Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước).

Mới đây, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội cụ thể về tình hình và kết quả xử lý đối với các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.

Báo cáo nêu rõ: Đối với 3 dự án xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai Dự án; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC với Tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ.

Việc xử lý các dự án đã bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án, đồng thời Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện việc rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của SCIC vào dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên. Đến thời điểm ngày 30/6, tổng số dư cấp tín dụng là 20.943 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn ở các dự án, doanh nghiệp đã giảm 124 tỷ đồng (so với thời điểm ngày 31/1).

Gỡ khó Hợp đồng EPC


Dù đạt được những kết quả khả quan nhất định, song thời gian tới việc xử lý các vấn đề của 12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ ngành Công Thương vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, vướng mắc.

Ông Hưng cho biết, điển hình vướng mắc là xử lý tranh chấp tại các Hợp đồng EPC. Về vấn đề này, báo cáo được gửi tới các vị Đại biểu Quốc hội nêu rõ, đối với 3 dự án Nhà máy sản xuất phân bón (Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai): Do các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế.

Đối với Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ: Sau thời gian dài tranh chấp căng thẳng với nhà thầu hợp đồng EPC là Công ty xây dựng Huyndai (HEC) thì nay hai bên đã thống nhất nối lại đàm phán và theo hướng sẽ hòa giải, phía nhà thầu HEC đang xem xét các đề xuất của Tập đoàn PVN và PVTex.

Đối với 4 dự án còn lại vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp nhưng chưa thống nhất được với các nhà thầu về phương án giải quyết tranh chấp và các giải pháp xử lý cuối cùng.

Khó khăn còn thể hiện ở việc xử lý các vướng mắc trong công tác quyết toán hoàn thành dự án; vấn đề huy động, bảo đảm nguồn lực để giải quyết khó khăn cho các dự án, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo báo cáo được gửi tới các Đại biểu Quốc hội, một số dự án vẫn tiếp tục gặp phải khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất (Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, Công ty DQS...).

Các dự án đều là các dự án đầu tư lớn, thực hiện kéo dài trong nhiều năm và phát sinh nhiều vấn đề về chêch lệch tỷ giá, khấu hao, chi phí tài chính..., cùng với đó là phải xem xét, bảo đảm xử lý tổng thể các vấn đề về công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh... Bởi vậy, tiếp tục xử lý triệt để các dự án, doanh nghiệp trong thời gian tới được nhận định không đơn giản, đòi hỏi phải huy động được nguồn lực và tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương”, quan điểm là kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp.

Đề án nêu rõ mục tiêu: Sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Trong đó, đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp. Đến năm 2020: Hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

    热门排行

    友情链接