【tỷ số trưc tuyến】Phòng trẻ đuối nước, nhà trường phải dạy kỹ năng bơi cho trẻ
Chỉ trong 2 ngày 15 và 16/4,òngtrẻđuốinướcnhàtrườngphảidạykỹnăngbơichotrẻtỷ số trưc tuyến trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 12 trẻ em tử vong do đuối nước.
Theo đó, vào ngày 15/4, 9 học sinh lớp 6 của trường THCS xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi tử vong sau vụ đuối nước thương tâm trên sông Trà Khúc. Cả xã hội còn chưa hết bàng hoàng, đau xót thì ngày hôm sau lại có thêm 2 cháu nhỏ 2 tuổi và 4 tuổi tử vong tại hố nước của công trình nhà ở đang thi công và một học sinh lớp 12 bị chết đuối khi tắm suối.
Một học sinh Quảng Ngãi bị đuối nước tử vong được đưa lên bờ
Số liệu Cục Y tế dự phòng từng công bố thì tỉ lệ trẻ chết đuối ở Việt Nam rất cao, chỉ đứng sau tử vong do tai nạn giao thông. So với các nước phát triển, tỉ lệ chết đuối ở trẻ em Việt Nam cao gấp 8 đến 10 lần. Con số trung bình hàng năm có khoảng 3.000 trẻ tử vong do đuối nước mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố mới đây cũng đủ làm mọi người giật mình, lo lắng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, là môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong gia đình như lu, vại, bể chứa nước… không có nắp đậy cũng là nguyên nhân gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước… có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Đây cũng chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn đuối nước ở trẻ em.
Nhà trường cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục
Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước đến mức thấp nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong cộng đồng. Đặc biệt, đối với các bậc phụ huynh, phải nâng cao ý thức quản lý, không để các em tự do tắm sông, biển mà không có người lớn đi cùng trông nom. Mỗi gia đình cần phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ con em mình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh trốn học hoặc lợi dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ để đi tắm sông, biển hay tìm đến những địa điểm vui chơi không an toàn.
Ngoài ra, trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó, mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đuối nước để khi xảy ra trường hợp đuối nước áp dụng kịp thời. Đồng thời, các bậc cha mẹ phải cộng tác chặt chẽ với các cấp chính quyền, Đoàn Thanh niên phường, xã để giúp các em có một mùa hè vui vẻ và an toàn.
>> Sinh viên ra trường làm ‘thằng ăn bám’: Đã kém cỏi thì đừng trách ai!
Hoàng Nguyên
相关推荐
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Dự kiến phiên chất vấn trong 2,5 ngày
- Hơn 85% lượng khách đến Việt Nam từ các nền kinh tế APEC
- Đội xung kích PC Hưng Yên lên đường hỗ trợ Quảng Ninh
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Nhật Bản hỗ trợ máy lọc nước cho người dân Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3
- 83 tập đoàn, tổng công ty đăng ký tiết giảm 12.486,7 tỷ đồng
- Thưởng Tết âm cao hơn chồng, vợ tôi mua quà biếu nhà ngoại sang hơn nhà nội