【tyle keonhacai】Nhạc sĩ Phạm Tuyên cảm ơn cuộc đời cho tôi gắn bó với Nhân dân

 人参与 | 时间:2025-01-26 04:00:10

Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ảnh: Internet

Thưa nhạc sĩ Phạm Tuyên,ạcsĩPhạmTuyêncảmơncuộcđờichotôigắnbóvớiNhândâtyle keonhacai Huế có dấu ấn gì trong sáng tác của ông?

Tôi ở Huế, đến Cách mạng Tháng 8, tôi ra Hà Nội. Ở Huế hơn 10 năm, học ở Trường An Cựu rồi sau lên Quốc Học - đây là giai đoạn mà những kiến thức đầu đời đối với tôi rất quan trọng. Thời đó học ở Quốc Học, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, thầy Nguyễn Lân động viên chúng tôi trau dồi tiếng Việt- và lời khuyên dạy ấy sau này tôi ngẫm ra là vô cùng quan trọng. Đời sống âm nhạc ở Huế vô cùng phong phú. Khi học ở trường An Cựu, tôi được học các điệu dân ca Nam Ai, Nam Bằng, Tứ đại cảnh. Thầy gọi là thầy phán dạy cho tôi. Lúc này những bà chị của tôi học đàn tranh, tôi đi học về ở cửa nghe, học thêm. Tôi rất thích âm nhạc Huế, cho đến nay dù đã lớn tuổi, tôi vẫn nhớ những giai điệu đó . Gia đình tôi quan niệm làm thế nào dung hợp văn hóa Á- Âu. Lớp 6, tôi được học dân ca Pháp và tôi học được từ đó rất nhiều. Trong âm nhạc, tôi luôn giữ nét ca nhạc cổ truyền Việt Nam và cũng vận dụng âm nhạc quốc tế vào đó nữa. Năm nay tôi 85 tuổi rồi, về Huế nhân dịp lễ cầu siêu lần thứ 70 của ông cụ thân sinh, tôi được gặp bạn bè, tình cảm rất nồng ấm và hạnh phúc. Tôi nói đùa với các con rằng mong không phải là lần cuối cùng về mảnh đất đã ươm mầm tài năng cho mình, nơi hình thành những ước vọng từ những ngày tuổi còn thơ.

Ông quan niệm thế nào về việc vận dụng những làn điệu âm nhạc cổ truyền vào sáng tác âm nhạc hiện đại?

Khi viết những bài về Huế, về Vỹ Dạ, tôi có vận dụng những làn điệu dân ca Huế. Tôi quan niệm tất cả những làn điệu, âm hưởng ấy phải được vận dụng nhuần nhuyễn, không phải là sự mô phỏng. Tôi đi nhiều địa phương trong cả nước, mỗi nơi có một vốn văn hóa riêng, nét âm nhạc riêng, những lần đi ấy bổ sung vốn âm nhạc cho mình, để vận dụng.

Hơn 200 ca khúc dành cho thiếu nhi trong gia tài hơn 500 ca khúc của mình. Sáng tác cho thiếu nhi, đó là niềm đam mê hay là trách nhiệm?

Tin vui năm 2013, Trung tâm Kỷ lục Việt Nam cho người đến hỏi tôi xin cho biết bài hát gì thiếu nhi cả nước hay hát nhất, tôi nói đi mà hỏi trẻ con chứ ai hỏi tác giả. Mấy tháng sau, Trung tâm kỷ lục quốc gia đến báo tôi có nhiều bài hát trẻ con thích và mời tôi vào Khách sạn Rex Sài gòn để nhận bằng chứng nhận. Tôi xin phép không vào TP Hồ Chí Minh. Tuần sau người ta đem bằng cho tôi tại nhà. Gần đây có nhà báo phỏng vấn tôi viết bài “Chiếc đèn ông sao” khi nào. Tôi viết bài này cách đây 60 năm, hơn tuổi của ba má các em. 60 năm bài hát vẫn được tồn tại, lưu truyền, đó là sự ghi nhận về đời sống rất lớn. Năm 2010, có hãng quảng cáo xin phép dùng bài “Chiếc đèn ông sao”, tôi bảo bài này thì quảng cáo cái gì, trả lời rằng, bài hát đó ai cũng yêu, cũng thích. Trung thu đến, bài hát đó vang lên, mọi người nghĩ đến Trung thu thì nghĩ đến bánh Trung thu… (cười). Đó là một trong những dấu ấn về tác phẩm của tôi.

Năm 1997, anh Nguyễn Thắng Vu ở NXB Kim Đồng xin phép in bước đầu 100 bài hát thiếu nhi của tôi. Mười năm sau, anh bảo bài hát của trẻ con vẫn thiếu, bổ sung thêm 100 bài thành 200 bài. Rất cảm động, đó vì là sự lựa chọn của đời sống chứ không phải của tác giả. Tôi tiếc, bây giờ lớn tuổi không làm được bao nhiêu nhưng mừng vì đem đến cho trẻ con tình yêu âm nhạc dân tộc. Mỗi khi nhắc lại những bài hát cho thiếu nhi, đó là những niềm vui trong trẻo trong cuộc đời sáng tác. Sáng tác cho thiếu nhi là sáng tác bằng tình yêu.

Âm nhạc không thể thiếu trong đời sống trẻ em, ông nghĩ gì về việc sáng tác cho thiếu nhi?

Có một thực tế mà xã hội hết sức quan tâm là hiện nay thiếu bài hát cho thiếu nhi. Tôi vào TP Hồ Chí Minh, gặp một số nhạc sĩ trẻ hỏi tại sao ít viết cho trẻ con thế, các anh ấy đùa bảo viết cho thiếu nhi thu nhập thấp, thậm chí viết ra không có nơi nào dựng. Theo tôi, việc sáng tác cho thiếu nhi cần được quan tâm hơn nữa. Trước đây chúng tôi viết cho thiếu nhi có thù lao đâu là bởi sự quan tâm của lãnh đạo. Mỗi lần có sinh hoạt gì đều mời chúng tôi đi và sáng tác. Gần đây, các cơ quan có trách nhiệm thiếu quan tâm nên phần sáng tác hạn chế. Tôi vẫn tin trong thời gian sắp tới, phần âm nhạc cho trẻ con sẽ có những tác phẩm trẻ con thích. Các em là những người duyệt sau cùng. Một trong những kinh nghiêm của tôi là đừng dùng âm nhạc răn dạy phải thế này, phải thế kia, mà ở lứa tuổi này vừa chơi vừa học, vừa học vừa chơi, làm thế nào đạt yêu cầu phù hợp tâm lý trẻ em.

Thưa ông, điều quan trọng để được cống hiến?

Mỗi người có một lẽ sống, phục vụ cho lẽ sống ấy. Luôn hướng về quê hương, đất nước, nhân dân, gia đình, bạn bè thì đấy là điều kiện không thể thiếu đối với một người sáng tác. Đó là điều kiện để mình phát huy, đóng góp cho xã hội. Sở dĩ tôi có một chút đóng góp gì đấy cho đất nước, là nhờ môi trường mình làm việc. Mấy chục năm tôi làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, chính cơ quan truyền thông này đã kéo chúng tôi về gần với đời sống nhân dân. Mình làm việc tại một cơ quan truyền thông, tạo điều kiện cho mình gắn bó với nhân dân. Đấy là kết quả của đời sống âm nhạc gắn bó với đời sống đất nước. Có người cho rằng, những bài hát của tôi là biên niên sử bằng âm nhạc, tôi cho rằng đó là đánh giá quá cao. Tôi nghĩ, chỉ góp chút sức nhỏ vào những cột mốc lịch sử dân tộc. Mỹ ném bom B52 Hà Nội có “ Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, ngày 30/4 có “ Ngày thống nhất đất nước” .. đó là điều kiện gắn bó với đất nước thông qua nơi mình làm việc, đó là điều kiện thuận lợi khi nhập đời sống của mình vào đời sống nhân dân.

Xin cảm ơn ông và chúc ông luôn sức khỏe! 

顶: 3314踩: 2