Nghiên cứu công bố trên tạp chí Regional Anesthesia and Pain Medicine,éobụngởphụnữdễgâyratìnhtrạngđaumãntílich thi dau vo dich ducđã thu thập dữ liệu từ hơn 32.000 người. Theo báo cáo của PTI, khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu là phụ nữ, trung bình 55 tuổi. Kết quả cho thấy phụ nữ nhiều mỡ bụng nguy cơ mắc chứng đau mãn tính cao gấp đôi người bình thường.
Đau mãn tính là tình trạng đau kéo dài sau thời gian lành vết thương hoặc chấn thương. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng, cảm nhận được ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
Trong khi lượng mỡ thừa ở người béo phì được biết là có liên quan đến tình trạng đau ở cơ và xương, các nhà nghiên cứu cho biết mối quan hệ giữa tình trạng đau mãn tính lan rộng và đau nội tạng quá mức hay đau dưới da vẫn chưa được nghiên cứu.
Mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa mỡ và chứng đau mãn tính ở phụ nữ có thể là do lượng mỡ nữ giới phân bổ khác so với nam giới, cùng sự khác biệt về hormone. Trong số những người đàn ông tham gia nghiên cứu, những người có mức mô mỡ nội tạng và mô mỡ dưới da cao có nguy cơ mắc chứng đau mãn tính lan rộng cao hơn lần lượt là 34% và 39%.
"Mô mỡ bụng có liên quan đến chứng đau cơ xương mãn tính, cho thấy rằng sự lắng đọng mỡ quá mức và bất thường có thể liên quan đến quá trình gây ra chứng đau cơ xương mãn tính lan rộng và ở nhiều vị trí", nghiên cứu viết.
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng giải quyết tình trạng mỡ bụng có thể giúp giảm đau mãn tính, đặc biệt là nếu tình trạng này lan rộng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng được sử dụng để đo cả hai loại mỡ: mô mỡ nội tạng và mô mỡ dưới da.
Những người tham gia cũng trải qua các đánh giá về cơn đau, trong đó họ được hỏi có bị đau ở cổ hoặc vai, lưng, hông, đầu gối hoặc 'toàn thân' trong hơn ba tháng hay không. Các lần chụp và đánh giá được lặp lại sau hai năm đối với một nhóm nhỏ hơn gồm 638 người tham gia.
Do đây là một nghiên cứu quan sát, các tác giả cho biết họ không thể thiết lập mối liên hệ nhân quả. Họ cũng thừa nhận những hạn chế của nghiên cứu, bao gồm quy mô mẫu người tham gia tương đối nhỏ, được xét nghiệm lặp lại và không đo được mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
Hướng Dương(Theo Financial Express)