当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【keonhacai,com】Thăm trường cũ 正文

【keonhacai,com】Thăm trường cũ

2025-01-25 19:59:53 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:584次

Báo Cà MauHơn 8 giờ sáng, tôi đến Bàu Hang, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, nơi Trường Sư phạm PT3 khoá 1972-1973 đóng quân. Ðến nơi, thấy bà con tập hợp khá đông để đón thầy trò Trường Sư phạm Tây Nam Bộ (SPT3).

Hơn 8 giờ sáng, tôi đến Bàu Hang, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, nơi Trường Sư phạm PT3 khoá 1972-1973 đóng quân. Ðến nơi, thấy bà con tập hợp khá đông để đón thầy trò Trường Sư phạm Tây Nam Bộ (SPT3).

Tôi được phân công đến trước báo cáo với bà con và chính quyền địa phương thời gian đoàn đến. Ðúng 9 giờ 50 phút, chiếc cao tốc từ Cà Mau đưa đoàn học viên và thầy cô về thăm chốn cũ, nơi đã từng học tập và rèn luyện suốt thời gian dài của những ngày chiến tranh lửa khói.

Mô hình Trường SPT3 tại xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, do Hoạ sĩ Ngô Thanh Hùng vẽ lại.

Giờ đây, mọi người quây quần, tay bắt mặt mừng, nói cười rôm rả… Bà con đón chúng tôi như đón những người thân vừa đi xa về với một nỗi niềm cảm xúc “vui sao nước mắt lại trào” sau 40 năm dài gặp lại. Nhớ lại thuở chúng tôi là những chàng trai, cô gái mười tám đôi mươi - tuổi xuân phơi phới từ khắp niềm sông nước miền Tây về đây - trên mảnh đất này, nơi thắm đượm tình dân nghĩa Ðảng, nơi đã đùm bọc chở che bảo đảm an toàn cho chúng tôi trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất.

Hôm nay, trở lại Bàu Hang cảnh cũ người xưa đã lắm đổi thay. Các cô chú trung niên giờ đã trở thành cụ ông, cụ bà; lớp thanh niên chúng tôi người trẻ nhất khi xưa giờ cũng ở tuổi lục tuần; lớp thanh niên khi trường đóng quân chưa có nay cũng theo gia đình họp mặt với trường. Bàu Hang xưa, đồng ruộng cây lúa vàng hạt trĩu bông, vườn cây trái xum xuê, các loại cá đồng nhiều vô kể, giờ là những đầm tôm, nước loang loáng. Duy có một điều không đổi thay là tình người dân Bàu Hang đối với thầy, trò Trường SPT3 vẫn đậm đà như thuở ấy và thầy, trò Trường SPT3 vẫn khắc sâu tình cảm đối với những tấm lòng nhân hậu, chân chất, thuỷ chung!

Bà con rất hài lòng khi nghe thầy Hiệu trưởng Mai Văn Giai (Bảy Tân) phát biểu ôn lại nghĩa tình thắm thiết, sự giúp đỡ hào hiệp không vụ lợi của bà con xóm Bàu Hang. Chị Kim Ngân đại diện học viên phát biểu nói lên sự biết ơn và tình cảm của thầy, trò Trường SPT3 đối với Bàu Hang. Những món quà ân tình được các bạn trao tận tay cho các gia đình ngày xưa là chỗ nương tựa của trường. Ðại diện đoàn trao quyển “Hồi ký Trường Sư phạm Tây Nam Bộ dấu ấn cả đời tôi” cho UBND xã Nguyễn Huân, Trường THCS Nguyễn Huân và chính quyền cùng Nhân dân Bàu Hang.

Cơn mưa đầu mùa bất chợt, con đường đất trơn trợt nhưng không ngăn được bước chân người. Thầy Bảy Tân và cô Ba Thịnh trở lại nền nhà cũ nơi thầy cô và em Tèo sống suốt thời gian dài. Các bạn học viên trở về thăm nhà chú Tư Cường, thăm nền đất nơi mái trường xưa nhiều kỷ niệm… Rồi mọi người bịn rịn ra về khi đất Bàu Hang như “níu lấy” chân người mãi mãi…

Giờ đây nhớ lại, ngày ấy khi được thông báo đi học, chúng tôi theo đường giao liên, đường đi phải qua sông qua lộ, qua đồn bót giặc, gian nan lắm mới đến được Bàu Hang. Ban đầu, chúng tôi lao động theo sự hướng dẫn của thầy cô như: phân công số người đắp nền đất; số đi xuống rừng đốn cây làm cột kèo đòn tay để làm sườn nhà; số đi xuống rạch Cái Bẹ đốn lá dừa nước về lợp mái nhà, dừng vách…

Không bao lâu ngôi trường được dựng lên trên mảnh đất chú Tư Cường, các mái nhà nho nhỏ của các tổ, của thầy cô cũng được dựng lên hoàn tất. Lớp Trung cấp Sư phạm (khoá 1972-1973) được khai giảng dưới sự lãnh đạo của thầy Hiệu trưởng Bảy Tân cùng các thầy cô: thầy Hai Hiên, thầy Bảy Năm, cô Ba Thịnh và chị y tá Sáu Duyên…

Những năm chiến tranh không có lương, chúng tôi muốn cải thiện cuộc sống không cách nào khác là phải tổ chức đi lao động. Mùa cấy, chúng tôi cấy mướn cho đất chú Hai Cai ở tận miệt Tân Hoà cách khá xa Bàu Hang. Chúng tôi phải ở lại đó vài hôm mới về. Một đặc điểm vùng đất này là đất phát nên phải cấy bằng nọc, khổ cho các tay “thợ cấy” đất cày như Thanh Bé, Tuyết Minh phải phấn đấu đến xế chiều mới rồi công. Ðến mùa lúa chín, chúng tôi lại tiếp tục đi gặt đất nhà chú Ba Lưu. Chị Kim Ngân là tay gặt giỏi, ngày ấy khó có người bì kịp.

Tuy cuộc sống cực khổ nhưng đã thắt chặt được tình cảm thầy trò, tình đoàn kết yêu thương của người dân Bàu Hang. Bà con sẵn sàng cho cá, cho rau ngoài đồng ruộng để chúng tôi “cải hoạt”, phục vụ cho bữa cơm dẻo, canh ngọt.

Nhớ mùa nắng, nước trên đồng rút xuống các con kinh, lũ cá theo dòng nước xuống đó. Khi nước còn xâm xấp, các chú các lóc, cá trê, cá rô, sặt không vào đìa kịp phải nằm phơi lưng. Ðược bà con cho, chúng tôi tổ chức bắt cá cạn rất nhiều. Ăn không hết, phải làm mắm dự trữ.

Lớp học kết thúc, giã biệt thầy, bạn, chúng tôi tung cánh khắp muôn phương đi gieo chữ. Ðây là lần đầu chúng tôi trở về Bàu Hang thăm trường cũ, thăm bà con, trong lòng mọi người nghe háo hức khi gặp lại những ân nhân của Trường SPT3, những người sống lam lũ nơi một miền quê heo hút nhưng lại có tấm lòng hào hiệp, mênh mông. Một điều đáng nói là, suốt khoá học chúng tôi luôn được người dân bảo vệ an toàn, nhờ vậy mà hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Cũng chính lần này, chúng tôi ôn lại thời chiến tranh, một thời để nhớ. Nhớ những học viên được đào tạo tại mái Trường SPT3, được trang bị kiến thức văn hoá, được rèn cho mình có lý tưởng cộng sản cao đẹp. Ðể lại dấu ấn tốt đẹp nhất là những học viên tự nguyện cầm súng chiến đấu. Ðó là anh La Phát Trinh (Hai Phát) người Bí thư Xã uỷ, kiêm Xã đội trưởng xã Bảy Ðồng, hy sinh anh dũng khi bao vây đánh đồn Cây Nổ. Anh có sáng kiến độc đáo làm cho quân thù khiếp sợ, đó là dùng ná dây thun bắn lựu đạn vào đồn địch. Anh Từ Thanh Toàn, anh Trần Hữu Nghiệp hy sinh ngoài mặt trận khi tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Anh Lê Ðoàn Kết, anh Mai Văn Bé dù lọt vào hang hùm miệng sói vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ giải phóng quân, các anh đã làm cho kẻ thù khiếp đảm trước tinh thần thép.

Cuộc hội ngộ sao thời gian nhanh quá, đã đến lúc chia tay người đi kẻ ở. Bà con tiễn chúng tôi tận bến sông với nghĩa tình sâu đậm! Giã biệt Bàu Hang, chúng tôi đi, mang theo một ân tình, một nỗi nhớ thương!./.

Phạm Ngọc Ánh

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜