Niềm vui chưa trọn
DN nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DN lớn nhưng các DN này thường gặp những hạn chế nhất định về vốn,ảmthuếthunhậpdoanhnghiệpTiếpsứcdoanhnghiệsoi keo real madrid công nghệ sản xuất, mặt bằng sản xuất nên đòi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ. Nghị định 60 ra đời đã đáp ứng được nhu cầu này của khối DN vừa, nhỏ. Theo phản ảnh của nhiều DN, quyết định giảm thuế TNDN của Chính phủ trong thời điểm này với mức 30% đã góp phần hỗ trợ các DN bớt chút khó khăn.
Tin tưởng hơn với kế hoạch kinh doanh của mình sau khi tiếp nhận thông tin về Nghị định 60, ông Trần Anh Hòa (Giám đốc Công ty An Hòa, sản xuất, phân phối hàng may mặc) cho biết, hồi tháng 7, kỳ họp HĐND TP. Hà Nội quyết định giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2012 cho DN trên địa bàn đã làm những DN nhỏ như chúng tôi phấn khởi, nay Chính phủ quyết định giảm 30% thuế TNDN cho cả năm sẽ giúp DN giảm đáng kể một số lượng vốn.
Ông Hòa cho biết: “Đây là sự tiếp sức cho các DN nhỏ và vừa, bởi việc giảm 30% thuế TNDN đã thực hiện trong năm 2011, nay tiếp tục được duy trì trong năm 2012 sẽ là đà tiếp sức cho DN, vừa là “liều thuốc” tinh thần, vừa là một biện pháp thiết thực về vốn đối với DN nhỏ và vừa”.
Theo vị giám đốc này, những DN nhỏ thu lợi nhuận mỗi năm không nhiều, khoảng vài trăm triệu đồng. Với mức lợi nhuận ấy, nếu được giảm 30% là đỡ phải nộp thêm khoảng vài ba chục triệu đồng. Số tiền không nhiều so với các DN lớn nhưng đối với DN nhỏ, bớt được chừng nào tốt chừng ấy.
Còn đối với DN Thịnh Phát (DN vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng tiêu dùng) trung bình mỗi năm có lợi nhuận trước thuế khoảng 6 tỷ đồng. Với thuế suất thuế TNDN 25% hiện hành, DN phải nộp 1,5 tỷ đồng tiền thuế. Theo Nghị định 60, DN sẽ tiết kiệm được 450 triệu đồng tiền thuế, chuyển thành vốn kinh doanh. Theo phân tích của ông Hoàng Văn Duy, Giám đốc Công ty, 450 triệu đồng này chỉ bằng 1/10-1/15 số vốn phải vay ngân hàng, do đó tác động không nhanh và mạnh bằng việc hạ lãi suất ngân hàng.
Theo ông Duy, hạ lãi suất giúp DN ngay lập tức hạ chi phí hoạt động của kỳ sản xuất đó, từ đó giảm ngay giá thành sản phẩm còn nỗ lực của Chính phủ thông qua việc giảm thuế TNDN phải cần ít nhất 2 chu kỳ sản xuất mới tác động đến giá thành sản phẩm. Do đó, ngoài việc duy trì giảm thuế TNDN nhằm hỗ trợ DN “chừng nào hay chừng ấy” trong khi lãi suất chưa hạ đến mức mong muốn của DN, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để ngành ngân hàng cùng vào cuộc.
Cần nhiều hơn thế
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 3-4 năm trở lại đây, nền kinh tế liên tục gặp khó khăn, tác động đến tốc độ tăng trưởng của DN thuộc các lĩnh vực, trong khi giá đầu ra không tăng, giá đầu vào lại tăng rất nhanh. Đã vậy, một thời gian dài, các DN còn phải đương đầu với lãi suất vay từ ngân hàng lên tới 23-24%. Do đó, chính sách giảm thuế là việc làm rất hợp tình, hợp lý, giúp các DN nhẹ gánh một phần.
Tuy nhiên, khác với chính sách tiền tệ tác động trực tiếp lên cung tiền, là yếu tố nhạy cảm với DN, chính sách tài khóa sẽ có tác động chậm hơn. Mặt khác, chính sách tài khóa chỉ hiệu quả khi áp dụng đối với DN có làm ăn kinh doanh chứ không có ý nghĩa gì đối với DN không hoạt động.
Do đó, bà Hằng cho rằng, cùng với chính sách tài khóa, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ những chính sách thuộc các lĩnh vực khác như giảm tiền thuê đất, ổn định giá đầu vào, kích thích sức tiêu dùng và đặc biệt là chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ mọi mặt để DN đang “nằm im” khôi phục kinh doanh và những DN đang “nhúc nhắc” hoạt động có lực để phát triển.
Với một động thái mới nhằm giúp DN vượt qua khó khăn, hiện Chính phủ đang giao Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn nộp thuế GTGT. Việc giãn thuế GTGT đến nay vẫn đang thực hiện theo Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Cụ thể, DN đang được giãn nộp thuế GTGT trong thời hạn 6 tháng của các tháng 4, 5, 6-2012.
Song Trân