Cả nước có 24,ấpcôngnhântạoratrêngiátrịtổngsảnphẩmxãhộtỷ.số bóng đá5 triệu lao động hưởng lương
Chiều 27/1, phát biểu trong phiên thảo luận tại Đại hội XIII, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở thời gian qua được chú trọng với nhiều cách làm mới, trong đó tập trung vào khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Số lượng đoàn viên đã tăng khá nhanh trong 5 năm qua, (năm 2016 cả nước có 9,6 triệu đoàn viên, đến năm 2019 tăng lên 10,5 triệu đoàn viên với 126 nghìn công đoàn cơ sở, con số này giảm trong năm 2020 do ảnh hưởng của Covid - 19 và thiên tai), tới nay có khoảng 10,4 triệu đoàn viên với hơn 124 nghìn công đoàn cơ sở. Giai đoạn 2016 - 2020, có trên 240 nghìn đoàn viên công đoàn ưu tú được kết nạp vào Đảng, trong đó công nhân trực tiếp chiếm tỷ lệ khoảng 8%.
Cùng với sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn, giai cấp công nhân Việt Nam đã lớn mạnh về số lượng, trưởng thành về chất lượng; khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tính đến nay, cả nước có khoảng 24,5 triệu lao động làm công hưởng lương, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%.
Về chính trị, giai cấp công nhân thật sự là chủ thể quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước; phát huy vai trò lãnh đạo thông qua Đảng cầm quyền.
Về kinh tế, giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước.
Hội nhập thách thức vai trò, vị thế của Công đoàn Việt Nam
Những năm tới, ông Nguyễn Đình Khang nhận định điều kiện, môi trường hoạt động của tổ chức Công đoàn, sự phát triển của giai cấp công nhân dự báo sẽ có những thay đổi quan trọng. Tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nhất là việc nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế, cho phép ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài tổ chức Công đoàn, trực tiếp thách thức tới vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đặt ra cho cả hệ thống chính trị nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Người lao động tăng nhanh về số lượng, nâng cao về trình độ, song chất lượng đội ngũ công nhân nước ta có dấu hiệu hụt hẫng, bất cập và phân hóa là những yếu tố sẽ tác động rất lớn đến tổ chức Công đoàn và chiến lược xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam.
Trước tình hình này, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận thức được cơ bản những thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để Công đoàn thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, là cầu nối giữa Đảng với giai cấp công nhân.
Nhiều đề xuất đã được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu tại Đại hội, trong đó có đề nghị Trung ương tiến hành tổng kết Nghị quyết 20 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận 79 của Bộ Chính trị năm 2013 về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời nghiên cứu ban hành nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Bộ Chính trị sớm thông qua "Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới", làm căn cứ ban hành nghị quyết chuyên đề, toàn diện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Dương An