设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bondaso】Đi tìm con chữ 正文

【bondaso】Đi tìm con chữ

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-12 21:08:44

Lớp học xóa mù chữ tại phường Hương Hồ (Hương Trà)

Tôi có dịp đến với lớp học xóa mù chữ tại khu tái định cư thuộc phường Hương Hồ được tổ chức tại Trung tâm học tập cộng đồng của phường. Đây là một trong 7 lớp học xóa mù chữ trên địa bàn thị xã Hương Trà. Đập vào mắt tôi khi ấy là hình ảnh các cô,Đitìmconchữbondaso các bác đang tập viết, tập đánh vần từng chữ trong sách. Hỏi chuyện, chị  N.T. B cười hồn nhiên, cơm áo gạo tiền nằm đây chơ mô. Tui không biết chữ, thối tiền chậm, thiếu trước, hụt sau, khách bực, không lui tới nữa, buôn bán ế ẩm nên quyết tâm đi học chữ.

Số người ở độ tuổi lao động có quyết tâm cao như chị B. không ít. Họ thấy bất tiện, thiệt thòi về quyền lợi mỗi khi cán bộ xã đến vận động áp dụng khoa học kỹ thuật. Bởi, nghe mãi mà không tài nào nhớ nổi cách thức canh tác của các loại cây trồng. Lý do của nhiều phụ nữ nghèo là phải biết chữ để mỗi khi đi khám, cũng phải đọc được cách sử dụng thuốc.

Ban ngày tất bật công việc để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình, tối đến lại cặm cụi bên quyển sách, tập vở là tình hình chung của các học viên tại lớp xóa mù chữ phường Hương Hồ. “Từ sáng sớm tôi đã phải đến chợ đầu mối lấy cá về bán tại chợ Hương Hồ. Sau một ngày buôn bán vất vả, đến chiều tối về lo cơm nước cho chồng, con và các cháu xong, tôi lại đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX) TX Hương Trà để học chữ”, chị N.T.C, học viên lớp xóa mù chữ cho hay. Năm nay đã gần lục tuần, chị N.T.C lâu nay vẫn khó khăn mỗi lúc cần sử dụng đến con chữ.

“Có nhiều lúc đi lấy hàng tôi không biết đường, hỏi người ta chỉ đường cho nhưng vì không biết chữ nên cũng chẳng biết đường đó nằm ở đâu. Thế rồi, chị nghe lời vận động của cô Lê Thị Anh, tham gia lớp xóa mù chữ. “Sau gần 60 năm cuộc đời, lần đầu tự tay viết được chiếc thiệp mừng đám cưới của con, cháu, tôi cảm thấy quá đỗi sung sướng”, chị N.T.C nhớ lại.

Theo cô Lê Thị Anh, tổ trưởng tổ chuyên môn, Trung tâm GDNN – GDTX thị xã Hương Trà, lớp học xóa mù chữ được thành lập vào năm 2020. Vào lúc thành lập lớp, cô và các giáo viên của trung tâm phải đi vận động từng nhà, để những người còn mù chữ có cơ hội xóa mù. “Lúc đầu mọi thứ cũng khá khó khăn, các cô, các bác đều mang tâm lý ngại ngùng. Suy nghĩ chung của họ rằng, giờ đã ngoài 50 rồi, mà lại phải đi học chữ, thật “ốt dột” biết bao nhiêu”, cô Lê Thị Anh chia sẻ. Tuy nhiên, vượt qua sự ngại ngùng, lớp xóa mù chữ phường Hương Hồ cũng đã tiếp nhận 7 học viên. Mỗi tuần sẽ có hai buổi học vào buổi tối. Hiện tại, các học viên xóa mù chữ đã lên “lớp hai” theo giáo trình phổ cập giáo dục của bộ GD&ĐT.

Quyết tâm là điều có thật, song hầu hết những người mù chữ đều thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn nên việc lao động để kiếm sống đối với họ cấp bách hơn việc học xóa mù chữ. Có người vội vã đến lớp sau những giờ làm việc vất vả, mệt mỏi nên học mãi mà chữ chẳng vào. Sau khi biết chữ họ ít cơ hội sử dụng tiếng Việt, chỉ tiếp cận một ít từ vựng cơ bản nên “tái mù” là điều dễ hiểu.

Cô Hà Trương Lan Anh, giáo viên tại Trung tâm GDNN – GDTX thị xã Hương Trà, sau những giờ dạy học tại trường, cô Lan Anh đều đặn mỗi tuần 2 buổi tối đến lớp xóa mù chữ cho các cô, các bác. Các cô, các bác tuổi cũng đã cao nên mắt yếu, dẫn đến việc trong quá trình học phải có những quãng nghỉ vì mọi người mỏi mắt. Cũng do đã lớn tuổi, nên khả năng tiếp thu của các cô, các bác cũng chậm hơn rất nhiều so với các em học sinh, đòi hỏi giáo viên phải thật sự kiên nhẫn trong giảng dạy”, cô Lan Anh cho biết.

Do tâm lý e ngại của các cô, các bác nên trong mỗi giờ học, các cô đều phải đóng kín cửa của trung tâm, nhằm giúp các học viên thoải mái về tâm lý. Các học viên cũng thường bị tác động bởi công việc nhà hoặc tâm trạng, nên thời gian học có lúc cũng chẳng được nhiều. “Thường thì lớp bắt đầu vào 7 giờ tối, tuy vậy, có những học viên bận lo cơm nước cho gia đình nên đến muộn hơn. Cũng có người thì hôm đó bán hàng không được thuận lợi, “ế” hàng quá, nên cảm thấy không vui, chẳng còn tâm trí để học. Những lúc như vậy, mình thường động viên, mềm mỏng với học viên để họ nhận thấy được sự cảm thông và có động lực để tiếp tục học chữ”, cô Lan Anh tâm sự.

Học viên là những người có kinh nghiệm, vốn sống, tuy nhiên, tiếp thu chậm, không quen về tư duy khái quát nên chậm tiến bộ. Trong khi nội dung chương trình gần như vượt quá khả năng. Thế nên, vừa đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, học viên lại phải tiếp thu được lượng kiến thức là vấn đề đặt ra cho giáo viên ở trung tâm này.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

热门文章

0.1487s , 7569.6953125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bondaso】Đi tìm con chữ,88Point  

sitemap

Top