Theòndoanhnghiệpchưacổphầnhóaampquotlàmộttháchthứwolves đấu với man cityo số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố, số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hóa mới là 43. Như vậy, từ nay tới cuối năm 2015, còn 246 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa mới hoàn thành kế hoạch đề ra.
Cho rằng phải thực hiện theo kế hoạch nhưng lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cũng nhấn mạnh yếu tố “chất lượng” của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.
Theo ông Tiến, từ nay tới cuối năm, cơ quan chức năng sẽ phân loại các doanh nghiệp để thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). “Doanh nghiệp nào đủ điều kiện thì mới IPO còn không thì sẽ chuyển sang công ty cổ phần,” ông Tiến nói.
Nhiều phóng viên cho rằng, việc cho chuyển sang công ty cổ phần hóa liệu có phải là “mở đường lùi” cho Chính phủ khi không thể đạt kế hoạch?
Ông Tiến khẳng định: “Đây không phải bước lùi, không phải đi chậm lại cải cách mà là làm mới để hiệu quả hơn”.
Ông Tiến chia sẻ thêm, sau 12 tháng thực hiện chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ phải trình phương án IPO. Nếu tiếp tục không IPO được, doanh nghiệp này sẽ phải bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản.
“Nếu không ai mua thì rõ ràng doanh nghiệp có vấn đề. Bởi vậy, giải pháp này không phải chữa cháy mà rõ ràng mang tính triệt để” - ông Tiến nói.
Một giải pháp khác được đại diện Bộ Tài chính nêu ra là sẽ kiên quyết tăng cường giám sát, kiểm tra, gắn trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp, bộ, ngành với công tác cổ phần hóa.
“Nếu doanh nghiệp không thực hiện, không quyết tâm, chần chừ thì kiên quyết thay thế lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” - ông Đặng Quyết Tiến khẳng định.
Không khẳng định việc có hay không hoàn thành tiến độ kế hoạch trong năm nay nhưng theo ông Tiến, từ nay tới cuối năm, quá trình này sẽ được đẩy nhanh hơn.