【trận đấu vô địch ba lan】Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Macron nhất trí ra Tuyên bố chung nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.

Ngày 4/11 (theo giờ địa phương),ủtướngPhạmMinhChínhhộikiếnTổngthốngPhátrận đấu vô địch ba lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và dự tiệc chiêu đãi của Tổng thống Pháp tại Phủ Tổng thống.

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Macron hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Cộng hòa Pháp trong chuyến công du châu Âu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng; đánh giá cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực; mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang y tế cho nhân dân Pháp trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020; thông báo Pháp hỗ trợ thêm cho Việt Nam 400.000 liều vaccine qua kênh song phương và 970.000 liều vaccine qua cơ chế COVAX, nâng tổng số vaccine Pháp hỗ trợ cho Việt Nam lên hơn 2 triệu liều, minh chứng cho tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà Tổng thống Macron đã dành cho Thủ tướng Chính phủ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; cảm ơn Chính phủ và nhân dân Pháp đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế, đóng góp hiệu quả vào công tác chống dịch ở Việt Nam. Thủ tướng mong muốn Pháp tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị COVID-19, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế của Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Tổng thống Macron khẳng định trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt trong vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò và vị thế của Pháp trong Liên minh châu Âu cũng như trên trường quốc tế; hoan nghênh các quốc gia, trong đó có Pháp phát huy vai trò trách nhiệm, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung tại khu vực.

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp vào năm 2023, hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng xây dựng kế hoạch hằng năm với những nhiệm vụ cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trên các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, đến văn hóa, y tế, khoa học, giáo dục - đào tạo, pháp luật và tư pháp, hợp tác giữa các địa phương. Pháp hoan nghênh và sẵn sàng phối hợp với Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt - Pháp lần thứ XII tại Hà Nội vào cuối năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng xây dựng kế hoạch hằng năm với những nhiệm vụ cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần củng cố hơn nữa trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp, cùng thống nhất các phương hướng và biện pháp hợp tác trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho trao đổi thương mại giữa hai nước, hỗ trợ các doanh nghiệp, hàng hóa của hai nước thâm nhập thị trường của nhau; thống nhất thúc đẩy các dự án hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, môi trường, năng lượng và hàng không - vũ trụ; cùng hướng tới xây dựng các quan hệ đối tác công nghiệp lâu dài trên cơ sở chuyển giao công nghệ cao, cùng có lợi, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ cao, năng lượng sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ số...

Tổng thống Pháp đánh giá hợp tác và giao lưu văn hóa sôi động giữa hai nước là điểm sáng trong quan hệ song phương và nhấn mạnh vai trò quan trọng của các Trung tâm Văn hóa của hai nước ở Việt Nam và Pháp; mong muốn hai bên tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Viện Pháp tại Việt Nam cũng như Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với ý kiến của Tổng thống Pháp, đồng thời đề nghị Pháp duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các dự án về y tế, đặc biệt với nguy cơ dịch bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao chương trình giảng dạy tiếng Pháp và dạy bằng tiếng Pháp tại Việt Nam; mong muốn Pháp tạo điều kiện hơn nữa cho học sinh, sinh viên trao đổi, học tập, nghiên cứu tại Pháp, tăng số lượng học bổng và đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo cán bộ hành chính công cho Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự phối hợp của Pháp tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mong Pháp sẽ là cầu nối giúp tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam cũng như ASEAN với EU, nhất là khi Pháp chuẩn bị đảm nhiệm Chủ tịch EU vào tháng 1/2022. Hai bên nhất trí tích cực triển khai và tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đồng thời thúc đẩy quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo xung lực cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và EU. Tổng thống Macron cho biết Pháp sẵn sàng tăng cường hợp tác phát triển ngành thủy sản bền vững với Việt Nam và hứa sẽ xem xét thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chia sẻ kết quả Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Anh, thông báo Việt Nam đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các chính sách và biện pháp mạnh mẽ, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; mong muốn các nước phát triển, trong đó có Pháp, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Macron nhất trí ra Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Pháp lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Tổng thống Emmanuel Macron sang thăm Việt Nam. Tổng thống Pháp đã vui vẻ nhận lời./.